Blockchain là gì? Những ứng dụng của Blockchain hiện nay

blockchain la gi

Blockchain là gì? Những ứng dụng của Blockchain hiện nay

Công nghệ blockchain đang phát triển với một tốc độ chưa từng thấy mang đến những đổi mới phi thường trong cuộc sống. Công nghệ này ra đời đã mở ra một xu hướng phát triển mới cho các lĩnh vực như: tài chính ngân hàng, logistics, điện tử viễn thông, kế toán kiểm toán,… Vậy blockchain là gì? Chúng có thể làm được những gì? Cùng JPWEB tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết này nhé!

Blockchain là gì

Blockchain như là một cuốn sổ cái kế toán công cộng. Trong đó, với mọi thông tin sẽ được lưu trữ và truyền tải một cách minh bạch, toàn vẹn, không thể nào có thể thay đổi hay gian lận được. Đây được xem là một công nghệ mới, giúp cho việc cải thiện được rất nhiều những mặt hạn chế của cách lưu trữ và trao đổi thông tin mạng truyền thống.

Cũng bởi lý do này, mà blockchain hiện nay ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh tế tài chính, giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp, lĩnh vực giải trí, y tế hay giáo dục….

blockchain la gì?

blockchain la gì?

Công nghệ Blockchain – là sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ

  • Mật mã học: để có thể đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư thì với công nghệ Blockchain đã sử dụng public key và hàm hash function.
  • Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng sẽ được xem như một client và cũng là một server dùng để lưu trữ bản sao ứng dụng.
  • Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút khi tham gia vào hệ thống đều luôn phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (giao thức PoW, PoS,…) và được thúc đẩy bởi các động lực kinh tế.

Công nghệ Blockchain hoạt động như thế nào?

Blockchain là gì? Một blockchain hoạt động như thế nào? – một khối thông tin sẽ được thêm vào Blockchain, phải có 4 yếu tố:

  • Phải có giao dịch: nghĩa là phải có những hoạt động mua bán, trao đổi diễn ra (ví dụ: mua hàng trên amazon)
  • Giao dịch đó cần phải được xác minh: mọi thông tin liên quan đến mọi giao dịch như thời gian, địa điểm, số tiền giao dịch, người tham gia… đều cần phải được ghi lại. (Ví dụ: khi xem tình trạng đơn hàng, bạn sẽ dễ dàng biết được mình đã order những gì, tổng số tiền là bao nhiêu, khi nào thì có thể nhận được hàng…)
  • Giao dịch đó phải được lưu trữ trong block: bất cứ lúc nào mà bạn cũng có thể xem lại được thông tin đơn hàng của mình đã thực hiện. Chúng được lưu trữ trong danh mục “Quản lý đơn hàng”.
  • Block đó phải nhận được hash (hàm tỉ lệ chuyển đổi của một giá trị sang giá trị khác): chỉ khi nhận được hash thì một block đó chỉ mới có thể được thêm vào blockchain.

Công nghệ Blockchain sẽ cho phép bạn trao đổi tài sản/thực hiện giao dịch mà không cần có sự chứng kiến của người thứ ba hoặc cũng có thể không cần dựa trên sự tin tưởng. Hay nói một cách khác đó là, Blockchain là một nền tảng cho sự ra đời của các hợp đồng thông minh.

>> Xem thêm: API là gì? Khái niệm, và những đặc điểm nổi bật của API

Ứng dụng của công nghệ Blockchain là gì?

Dựa trên những nền tảng Blockchain hiện có, chúng có rất nhiều các ứng dụng đã được ra đời như Uber, AirBnB… nhưng trong đó nổi bật nhất đó chính là Bitcoin(tiền ảo). Công nghệ Blockchain được xem như là một điểm sáng trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

blockchain mang tính ứng dụng cao trong công nghệ thông tin

blockchain mang tính ứng dụng cao trong công nghệ thông tin

Xu hướng công nghệ Blockchain

Dù đã xuất hiện hơn 10 năm nay nhưng với công nghệ Blockchain được đánh giá là sẽ có những bước tăng trưởng một cách nhất định. Đây vẫn là nền tảng cho nhiều ứng dụng mới ra đời khác.

4 xu hướng Blockchain sẽ được dự đoán phát triển trong những năm sắp tới:

  • Công nghệ Blockchain được tin tưởng hơn: Vì  đã có sự can thiệp của nhà nước nên Blockchain hứa hẹn sẽ có thể giảm bớt các vụ lừa đảo, dối trá.
  • Bitcoin và nhiều loại tiền ảo khác vẫn tiếp tục phát triển: Dù đã có nhiều tin đồn không hay nhưng vẫn có có thể thấy nhiều nhà đầu tư tin vào sự phát triển mạnh mẹ của các loại tiền ảo, nhất là Bitcoin.
  • Mở rộng tính ứng dụng hơn: Bên cạnh lĩnh vực tài chính thì với công nghệ Blockchain là gì? nó còn có nhiều tiềm năng và được ứng dụng vào các hoạt động quản lý nhà nước, bầu cử và các ngành khác.
  • Sự bùng nổ của game blockchain: Sự thú vị, gây nhiều cảm hứng của các trò chơi được xây dựng trên nền tảng Blockchain đang ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư.

Các loại trong hệ thống Blockchain

Trong hệ thống Blockchain sẽ được chia thành 3 loại chính gồm:

  • Public: Đây được xem là hệ thống blockchain mà bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi toàn bộ dữ liệu trên Blockchain được. Quá trình xác thực  cần phải đòi hỏi phải có hàng nghìn hay thậm chí là hàng vạn nút tham gia. Bởi như vậy để kẻ tấn công vào hệ thống Blockchain này là điều bất khả thi cũng như chi phí rất cao. Ví dụ như: Bitcoin, Ethereum…
  • Private: Đây là một hệ thống blockchain sẽ cho phép người dùng chỉ được quyền đọc toàn bộ dữ liệu, nhưng không có quyền ghi vì điều này sẽ thuộc về một đơn vị bên thứ ba tuyệt đối tin cậy. Bên thứ ba này họ có thể hoặc không cho phép người dùng có thể đọc dữ liệu trong một số trường hợp đặc biệt. Ngoài ra, họ cũng toàn quyền quyết định mọi thay đổi trên Blockchain. Vì đây là một Private Blockchain, cho nên thời gian xác nhận giao dịch diễn ra cũng khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch.
  • Permissioned: Hay còn được gọi là Consortium, là một dạng của Private Blockchain nhưng bổ sung thêm một số những tính năng nhất định, có sự kết hợp giữa “niềm tin” khi tham gia vào Public và “niềm tin là tuyệt đối” khi tham gia vào Private. Ví dụ: Các ngân hàng hay tổ chức một số tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng của mình.
hệ thống blockchain gồm 3 loại chính

hệ thống blockchain gồm 3 loại chính

>> Xem thêm: DDOS là gì? Tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) là gì?

Ưu và nhược điểm của Blockchain là gì?

Ưu điểm của lĩnh vực công nghệ Blockchain là sẽ đảm bảo được tính bảo mật cao, loại bỏ được tình trạng đánh cắp hoặc sửa đổi thông tin.

Nhờ vào nền tảng phi tập trung, mọi thông tin bên trong Blockchain không bị kiểm soát bởi một một bên duy nhất. Mà nó còn được biết đến là “cơ chế đồng thuận giúp phân tán đồng đẳng”.

Tuy nhiên, thì công nghệ này vẫn có một vài những nhược điểm mà bạn cần lưu ý:

  1. Dễ dàng bị hacker nhòm ngó: dù nó được bảo vệ bởi những thuật toán đồng thuận Proof of Work nhưng các ứng dụng phát triển trên nền tảng của công nghệ vẫn là “con mồi béo” của hơn 50% của các cuộc tấn công mạng.
  2. Việc sửa đổi những dữ liệu cực kỳ khó khăn: một khi dữ liệu đã được đưa vào Blockchain thì rất khó để có thể mà thay đổi. Tính ổn định vừa là lợi thế nhưng cũng đồng thời cũng là những nhược điểm của Blockchain.
  3. Sự bất tiện của private key – khóa riêng: mỗi một tài khoản Blockchain sẽ luôn được cấp khóa chung (có thể chia sẻ) và khóa riêng (cần phải giữ bí mật). Người dùng dễ dàng sử dụng khóa riêng của mình để truy cập vào quỹ tiền của mình. Nếu như việc làm mất khóa riêng, tiền của họ sẽ bị mất mà họ không thể nao làm gì được.

Các phiên bản chính của Blockchain

Hiện tại thì với công nghệ blockchain hiện nay có 3 phiên bản chính gồm:

Blockchain 1.0

Tiền tệ và Thanh toán: Là một phiên bản sơ khai và đầu tiên của công nghệ.

Ứng dụng chính của phiên bản này là liên quan đến các công việc liên quan đến tiền mã hoá. Nó bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập thành hệ thống thanh toán kỹ thuật số.

Đây cũng là một lĩnh vực khá quen thuộc với rất nhiều ngườt nhất, đôi khi khá nhiều người sẽ lầm tưởng Bitcoin và Blockchain là một.

Blockchain 2.0

Tài chính và Thị trường: Đây là phiên bản thứ 2 của công nghệ blockchain.

Ứng dụng này có mục đích là xử lý tài chính và ngân hàng: nhằm mở rộng quy mô của Blockchain, đưa blockchain tích hợp vào những ứng dụng tài chính và thị trường.

Các tài sản đã bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có sự liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng.

Blockchain 3.0

Thiết kế và Giám sát hoạt động: Hiện tại đây đang là một phiên bản cao nhất của blockchain.

Blockchain là gì? Tại phiên bản này, nó sẽ vượt qua khỏi biên giới chỉ phục vụ cho lĩnh vực đó là tài chính. Nó hướng đến các lĩnh vực khác có thể như: giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật…

3 phiên bản chính của Blockchain

3 phiên bản chính của Blockchain

Ứng dụng thực tiễn của công nghệ Blockchain trong cuộc sống

Một số ngành công nghiệp mà ứng dụng công nghệ Blockchain có thểtác động đến như:

  • Công nghệ ôtô Automotive (Automotive)
  • Chế tạo (Manufacturing)
  • Công nghệ, truyền thông và viễn thông (Tech, media & Telecommunications)
  • Dịch vụ tài chính (Financial Services)
  • Nghệ thuật & Giải trí (Art & Recreation)
  • Chăm sóc sức khỏe (Healthcare)
  • Bảo hiểm (Insurance)
  • Bán lẻ (Retail)
  • Khu vực công (Public Sector)
  • Bất động sản (Property)
  • Nông nghiệp (Agricultural)
  • Khai thác (Mining)
  • Vận tải và Logistics (Transport & Logistics)
  • Công trình hạ tầng kỹ thuật (Utility)

Blockchain hiện nay thực sự chúng có thể biến đổi thị trường, vì chúng ta có thể kiểm soát được mọi giao dịch, mọi hợp đồng hoặc bất kỳ sự di chuyển nào trong mạng. Ngoài ra, chúng ta có thể làm cho các giao dịch và quy trình P2P trở nên minh bạch hơn, được bảo mật cùng với sự trợ giúp của mật mã, có dấu thời gian và dễ  dàng theo dõi.

Điều này khác với Internet hiện nay, nơi các trung gian sẽ đóng vai trò cực kì quan trọng. Các công ty lớn như Facebook, Google, chính phủ, ngân hàng, công ty công nghệ cao đều là những tập đoàn trung gian có thể ảnh hưởng đến thông tin và quy trình trong mạng lưới Internet. Blockchain loại bỏ những trung gian như vậy là bởi lợi ích của tất cả mọi người.

Hy vọng qua bài viết này của JPWEB đã chia sẽ, bổ sung thêm cho các bạn một số thông hữu ích về công nghệ Blockchain là gì? cũng như là những ưu điểm, tính năng của công nghệ này mang lại cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.

>> Tham khảo thêm: Platform là gì? Những loại hình platform phổ biến hiện nay