Phần mềm ERP là gì? Tổng quan chi tiết về hệ thống ERP

phan mem erp la gi

Phần mềm ERP là gì? Tổng quan chi tiết về hệ thống ERP

Phần mềm quản trị ERP đã không còn là một cái tên quá xa lạ đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Nếu bạn muốn quản trị doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả và thành công trong khâu quản lý thì đây được xem là một phần mềm không thể thiếu. Bài viết này của JPWEB sẽ làm rõ các khái niệm cơ bản về phần mềm ERP là gì? cũng như là các tác động của nó đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào.

Hệ thống phần mềm ERP là gì?

ERP được viết tắt của từ gì? Thực chất thì ERP là cụm từ viết tắt của “Enterprise Resource Planning”, có nghĩa là “Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp”.

Hiểu một cách đơn giản thì hệ thống ERP là một phần mềm thống nhất, đa chức có thể năng liên kết mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ quản trị toàn diện đầu vào, đầu ra; cho đến lập kế hoạch, thống kê, kiểm soát các nghiệp vụ về sản xuất, tài chính, và nhân sự… Ngoài ra, ERP còn hỗ trợ cung cấp việc báo cáo phân tích chuyên sâu và đưa ra những dự báo, giúp cho nhà quản lý hoặc những bộ phận tác nghiệp điều chỉnh hiệu quả.

Mục đích của phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP là gì? nó được xây dựng lên là tạo ra một hệ thống dữ liệu tự động có thể hợp nhất và xuyên suốt giữa các phòng ban, giữa các khâu làm việc như: quản lý tài chính, quản lý mua hàng, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự,…

hệ thống phần mềm ERP là gì?

hệ thống phần mềm ERP là gì?

Đây là một trong những phần mềm quan trọng của mỗi doanh nghiệp, thuộc mọi quy mô và trong tất cả các ngành nghề, ứng dụng của phần mềm ERP sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh, và lợi nhuận.

>> xem thêm: lms là gì? Vai trò và chức năng của phần mềm Lms

Hệ thống ERP sẽ làm được gì?

Hệ thống ERP sẽ thực hiện đầy đủ những tính năng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, mà trước đây có thể đã thực hiện bởi ít nhiều phần mềm độc lập nhỏ hơn.

Các thành phần của một giải pháp ERP

Hệ thống phần mềm ERP là gì? chúng tích hợp nhiều ứng dụng và hoạt động kinh doanh cho phép hệ thống phục vụ cho hầu hết toàn bộ những quy trình và bộ phận nếu không phải tất cả. Chúng tôi đã tự do liệt kê một số các mô-đun chức năng quan trọng của phần mềm ERP. Mặc dù nó phải được làm rõ rằng, điều này là do không có nghĩa là một danh sách toàn diện và sự tiếp cận của ERP trong bất kỳ một tổ chức mở rộng vượt xa những khu vực quan trọng tùy thuộc vào loại cấu trúc.

Kế toán và tài chính

  • General Ledger
  • Tài khoản phải trả
  • Các tài khoản có thể nhận được
  • Tạp chí chung
  • Số dư dùng thử và Báo cáo tài chính
  • Điều chỉnh ngân hàng
  • Quản lý tiền mặt và dự báo
  • Ngân sách

Sản xuất và phân phối

  • Mua, theo dõi và bán hàng, lô hàng tồn kho
  • Theo dõi bởi số Lot và Serial
  • Theo dõi và kiểm tra chất lượng
  • Chức năng quản lý kho
  • Theo dõi giao hàng, điều phối việc giao hàng
  • Theo dõi lao động, chi phí đầu tư và những chi phí sản xuất khác
  • Cung cấp tổng chi phí sản xuất

Bán hàng

  • Tạo ra đơn đặt hàng
  • Xử lý những đơn đặt hàng
  • Xử lý được đơn đặt hàng
  • Bán hàng trực tuyến

Quản lý dịch vụ

  • Theo dõi và giám sát dịch vụ hậu mãi dành cho các sản phẩm trong lĩnh vực này
  • Bảo hành
  • Hợp đồng dịch vụ
  • Product Lifetime Costing đã trở thành một chức năng tiêu chuẩn trong các giải pháp ERP hiện nay
Một hệ thống ERP toàn diện

Một hệ thống ERP toàn diện

Những phần mềm ERP hiện nay tại Việt Nam

Trên thị trường Việt Nam hiện nay có 3 loại cơ bản thường được sử dụng đó chính là:

  • Phần mềm ERP đóng gói: Đây là một phần mềm được nhiều nhà sản xuất đầu tư nghiên cứu, tổng hợp từ nhiều nguồn khảo sát nhu cầu thực tế các nghiệp vụ hoặc một số những lĩnh vực nào đó của doanh nghiệp.

Từ những dữ liệu thu thập trên sẽ được kết hợp với những chuẩn mực, nghiệp vụ đặc trưng của doanh nghiệp, nhà sản xuất sẽ tập hợp thành những điểm chung và xây dựng nên một mô hình quản lí tổng thể.

  • Phần mềm ERP viết theo yêu cầu: Đây là loại phần mềm được nhiều nhà cung cấp thiết kế, xây dựng thích ứng với những đặc điểm, quy trình hoạt động sản xuất mà doanh nghiệp đang áp dụng, do chính doanh nghiệp đưa ra yêu cầu để phát triển xây dựng.

Tuy nhiên, các phần mềm erp viết theo yêu cầu của mỗi doanh nghiệp thường sẽ có mức chi phí đầu tư lớn cũng như là phải cần thời gian triển khai lâu (từ 6 tháng trở lên). Kiểu phần mềm erp này thường sẽ phù hợp với những doanh nghiệp, tập đoàn quy mô rất lớn.

  • Phần mềm ERP nước ngoài: Loại này thường áp dụng những công nghệ cao, quy trình quản lý đạt chuẩn nhưng về giá thành khá là cao và nhiều phần chưa phù hợp so với tình hình của nhiều doanh nghiệp trong nước hiện nay.

Một số các thương hiệu phần mềm ERP nước ngoài có thể nhắc đến như là: SAP, Oracle, Sage,…hầu hết những phần mềm này đều có chi phí rất cao so với các doanh nghiệp quy mô vừa ở Việt Nam ta.

một số những giải pháp ERP tại nước ngoài

một số những giải pháp ERP tại nước ngoài

Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi đưa ra giúp bạn hiểu về phần mềm ERP là gì? cũng như tầm quan trọng của nó mang đến cho doanh nghiệp có thể đáp ứng tất cả các nghiệp vụ, yêu cầu cần thiết của công tác quản lý. Đây cũng sẽ là một giải pháp cứu giúp các doanh nghiệp khỏi những “nỗi đau đầu” về cách quản lý tài chính, kinh doanh, nhân sự cũng như những vấn đề chung mà đa số nhiều doanh nghiệp đang vướng mắc gặp phải.

>> tham khảo thêm: Cloud là gì? Tầm quan trọng khi sử dụng điện toán đám mây