Platform là gì? Những loại hình platform phổ biến hiện nay

platform la gi

Platform là gì? Những loại hình platform phổ biến hiện nay

Platform là gì? Khi nhắc đến công nghệ và điện toán, platform sẽ đóng vai trò là nền tảng cơ bản để phát triển cũng như hỗ trợ phần cứng, phần mềm cũng như nhiều công nghệ khác. Nền tảng này được xem đóng vai trò như thế nào trong hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay? Mời các bạn cùng JPWEB cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé.

Platform là gì?

Platform là thuật ngữ lập trình dùng để chỉ nền tảng kết nối tạo ra môi trường mà trong đó những phần mềm sẽ được thực thi. Các mô hình Platform thực tiễn là gì? Chúng cũng có thể là phần cứng hay là hệ điều hành, trình duyệt web thậm chí là cả các giao diện lập trình ứng dụng có sự liên quan…

Platform đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển phần mềm, bởi đây là thành phần chính bắt buộc phải có. Mỗi Platform sẽ chứa những chức năng riêng biệt khác nhau, nhằm để cung cấp cho việc xây dựng, phát triển những phần mềm. Tuy nhiên, dù là yếu tố chủ chốt nhưng Platform vẫn còn tồn tại một số những hạn chế.

Platform là gì?

Platform là gì?

Tìm hiểu về hệ sinh thái dựa trên Platform

Để có thể xây dựng nên một môi trường toàn diện và trọn vẹn cho người dùng, một nhóm tổ chức có mối liên hệ tương quan sẽ liên kết với nhau, rồi cùng kiến tạo nên một hệ sinh thái có cùng quyền sở hữu. Đây cũng là lý do cho ra đời của thuật ngữ “ecosystem – hệ sinh thái”.

Trong thực tế, hiện nay có rất nhiều công ty thành công trong việc tạo ra một mô hình kinh doanh khác nhau, bằng cách có thể kết hợp nhiều Platform. Đó là, Google, Microsoft, Facebook, Apple…

>> Xem thêm: Viral marketing là gì? Cách để tạo chiến dịch Viral Marketing ấn tượng

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Platform là gì?

Ưu điểm của Platform là gì?

Mô hình platform với sự phát triển vượt trội và mạnh mẽ nhờ các ưu điểm của nó mang đến. Ưu điểm chính của platform đó chính là cung cấp các giải pháp về sự tiện lợi và nhanh chóng nhất cho khách hàng.

Bên cạnh đó, chúng cũng có một số những lợi ích nổi bật là:

  • Khả năng kết hợp giữa các tệp khách hàng và nhà cung cấp.
  • Hỗ trợ xúc tiến hàng tồn kho.
  • Tăng khả năng phát triển quy mô lớn.
  • Khả năng quản trị phức tạp của thị trường.

Nhược điểm của Platform là gì?

Bên cạnh đó, dù có nhiều ưu điểm nhưng điều đó không có nghĩa là platform là thật sự hoàn hảo. Theo đó, với các điểm sáng của mô hình kinh doanh truyền thống lúc trước cũng chính là nhược điểm của platform.

Chẳng hạn: platform không phù hợp trong việc để phục vụ các nhóm người tiêu dùng cụ thể vì tính khả năng quản lý chuỗi giá trị kém. Ngoài ra, chúng cũng không thể quản trị được sự trải nghiệm của khách hàng đầu cuối một cách hiệu quả, chi tiết và chuyên nghiệp hơn như các mô hình kinh doanh truyền thống.

ưu, nhược điểm của platform

ưu, nhược điểm của platform

Những loại hình Platform nổi bật là gì?

Hãy cùng JPWEB điểm qua tất cả những mô hình Platform được xem là nỗi bật nhất hiện nay:

Hardware Platform là gì?

Giống như những thiết bị công nghệ không thể hoạt động được nếu thiếu phần cứng, platform cũng không thể nào tự hoạt động nếu không được hardware của mình hỗ trợ. Hardware được biết đến với tên gọi nền tảng phần cứng, là kiến trúc chính của bộ vi xử lý hay kiến trúc máy tính.

Ví dụ: Các máy tính hiện nay thường sử dụng CPU 32bit, hoặc 64bit và hoạt động trên một hệ điều hành Microsoft Windows, Ngoài ra còn điều hành Mac OS X, Linux…. Đây cũng chính là nền tảng phần cứng Platform.

Software

Một số nền tảng phần mềm platform được phổ biến là:

  • Nền tảng MS-DOS (x86), DR-DOS (x86), FreeDOS (x86)….
  • Microsoft Windows (x86, x64)
  • Linux (x86, x64, PowerPC)
  • Mac OS X (PowerPC, x86)
  • OS/2, eComStation
  • AmigaOS (m68k), AROS (x86, PowerPC

>> Xem thêm: Làm marketing in house là gì?

Cloud Computing

CLoud Computing cung cấp cho nhiều doanh nghiệp như một giải pháp thay thế để xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ. Hiện nay, với dịch vụ điện toán đám mây đây được xem là một thị trường đang phát triển một cách hết sức nhanh chóng.

Với những công nghệ hiện đại mà nó phục vụ cho người dùng như: khả năng phân tích dữ liệu lớn, IoT, trí tuệ nhân tạo và lưu trữ ứng dụng web, di động nhờ vào những dịch vụ thuê cloud hosting hay thuê cloud server.

điện toán đám mây dựa trên platform

điện toán đám mây dựa trên platform

Social

Nền tảng mạng xã hội này sẽ cho phép triển khai, phát triền và quản lý mọi dịch vụ truyền thông xã hội. Ngoài ra, nó cũng cung cấp cho khách hàng của mình với khả năng tạo các trang website. Bên cạnh đó còn có dịch vụ truyền thông xã hội với những chức năng mạng xã hội hoàn chỉnh.

Về mặt công nghệ, một nền mạng tảng xã hội còn cung cấp ngôn ngữ đánh dấu để tạo ra:

  • Các ứng dụng gốc
  • Giao diện lập trình ứng dụng (API)
  • Bảng điều khiển quản trị phụ trợ để hỗ trợ quản lý toàn bộ cơ sở người dùng và tùy chọn

Từ quan điểm của người dùng:

Nó cho phép các kết nối giữa cộng đồng, chia sẻ nội dung, thêm bạn bè… Ngoài ra, nó cũng thiết lập kiểm soát quyền riêng tư và nhiều tính năng mạng truyền thông xã hội khác.

Business Service

Dịch vụ Uber hay Grab Taxi là ví dụ điển hình nổi bật cho platform là gì? về mô hình hoạt động kinh doanh dịch vụ. Nó cho phép một đơn vị kinh doanh có khả năng vận hành trực tuyến. Bằng cách kết nối giữa khách hàng và nhân viên của mình trên nền tảng platform – thường là một app di động.

Digital Marketing

Digital Marketing platform là một trong những nền tảng kỹ thuật số với những mô hình hoạt động thường xuyên không ngừng nghỉ, nó cho phép thương hiệu chạy một chương trình cụ thể như quảng cáo website, banner, ứng dụng hoặc có thể có một video quảng cáo ngắn.

Customer Data Platform là gì?

Customer Data Platform là gì?

(CDP) là gì?

CDP sẽ cho phép tổng hợp dữ liệu, so sánh hồ sơ của khách hàng để có thể tìm ra sự tương đồng giữa các đối tượng. Đây cũng là một điểm rất quan trọng nhằm để thông báo đến chính xác người dùng với những chiến dịch bán hàng, tiếp thị và quảng cáo phù hợp trong tương lai. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu này để có thể tạo ra một cộng đồng các đối tượng giống nhau trên những nền tảng như Quảng cáo Facebook.

Ngoài ra, CDP hoạt động hoàn toàn ẩn danh và tự động. Nó có thể giúp bạn thu thập dữ liệu của khách hàng và so sánh một cách chi tiết. Vậy nên chúng ta cũng có thể xem nó như là một công cụ được thiết kế dành riêng cho mục đích nhằm để tiếp thị hiệu quả nhất hiện nay.

AI

AI là một nền tảng trí tuệ nhân tạo liên quan đến việc sử dụng máy móc hiện đại nhằm để thay thế cho con người nhằm thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. Bạn sẽ thấy AI được mô phỏng theo những nhận thức của con người trong các trường hợp như giải quyết các vấn đề, học tập, lý luận, trí tuệ xã hội cũng như trí thông minh chung… Những ứng dụng của công nghệ này cũng hỗ trợ cho người dùng để sử dụng các hệ thống chuyên gia như nhận dạng giọng nói và thị giác máy.

IoT

Trên thực tế, thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng IoT là một trong những nhiệm vụ cực kỳ phức tạp. Bởi đội ngũ lập trình viên phải tích hợp nhiều công nghệ cũng như những giao thức khác nhau. Kèm theo đó là phải tìm cách quản trị, nâng cấp và báo cáo về các trang mạng không đồng nhất này.

Tuy nhiên, có những giải pháp thay thế vừa có thể giảm bớt sự phức tạp. Khi triển khai và kết nối tất cả những thành phần này vừa đóng 1 vai trò như một trung tâm giúp để quan sát cho phép con người hình dung toàn bộ mạng – đó là IoT Platform.

Blockchain

Blockchain là một hệ cơ sở dữ liệu nhằm lưu trữ và truyền tải thông tin trong các khối (block) được liên kết bằng mã hóa. Bên cạnh đó, Blockchain cũng có thể mở rộng theo thời gian. Đặc biệt, với các khối này sẽ được quản lý bởi những người tham gia hệ thống thay vì là qua trung gian.

Theo đó, nó cung cấp thêm cho người dùng những công cụ hỗ trợ cần thiết và thư viện mẫu nhằm để phát triển ứng dụng mục tiêu.  Một vài ví dụ về blockchain platform hiện nay có thể kể đến là: Ethereum, Cardano, NEO, EOS, Blockchain…

Tầm quan trong của mô hình Platform

Trong khi đó, với các nhà bán lẻ hiện nay đang ngày càng phát triển và cung cấp các dịch vụ vượt ra ngoài thương mại điện tử. Điều này cũng vừa tạo ra sức ép đối với các sàn giao dịch thương mại điện tử, nhưng bên cạnh đó nó cũng vừa là lợi thế của các nhà bán lẻ lớn. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp bán lẻ có đủ nguồn lực  và họ đã bắt đầu chú tâm hơn trong việc tạo các nền tảng kỹ thuật số nhằm để phát huy sức mạnh cạnh tranh hiện có của mình.

Các nền tảng platform truyền thống như: siêu thị, sàn giao dịch bất động sản,… cũng đã dần nhận thấy được tầm quan trọng của công nghệ số trong thời kỳ hiện đại hiện nay. Chính vì vậy, họ bắt đầu phát triển trên các nền tảng trực tuyến nhằm để gia tăng sự nhận diện của mình.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về platform là gì? với các nền tảng trên mobile và những mô hình phổ biến nhất của nó mà chúng tôi muốn trình bày cho các bạn. Hi vọng với những thông tin này bạn có thể sử dụng hiệu quả chúng nhằm để phát triển tối đa mô hình kinh doanh của doanh nghiệp hoặc có thể viết một ứng dụng riêng cho nền tảng hệ điều hành phù hợp. Chúc các bạn thành công.

>> Tham khảo thêm: Cái nhìn tổng thể hình thức thanh toán trực tuyến hiện nay