CDN là gì? Những lợi ích khi dùng CDN cho website

CDN là gì?

CDN là gì? Những lợi ích khi dùng CDN cho website

Thuật ngữ CDN hay Content delivery network là một trong những thuật ngữ rất quen thuộc trong nhiều lĩnh vực website hay băng thông máy chủ. Vậy bạn đã hiểu chính xác về CDN là gì chưa? cũng như là những lợi ích tuyệt vời mà hệ thống này mang lại gì cho doanh nghiệp? Bài viết này JPWEB sẽ giải thích chi tiết hơn về thuật ngữ này nhé!

CDN là gì?

CDN là cụm từ viết tắt của Content Delivery Network, có thể tạm dịch là “mạng lưới phân phối nội dung”. Với hệ thống nhiều máy chủ được đặt tại nhiều nơi trên thế giới, qua đó sẽ giúp tối ưu tốc độ website cho người dùng truy cập, qua đó cải thiện chất lượng hơn cho website.

Hiểu đơn giản nó là một hệ thống máy chủ trên toàn cầu (số lượng còn tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ) sẽ làm nhiệm vụ lưu bản sao của các nội dung tĩnh có bên trong website, sau đó sẽ phân tán nó ra nhiều máy chủ khác khác nhau (được gọi là PoP – Points of Presence) và từ các PoP đó nó sẽ gửi đến cho người dùng gần đó nhất khi họ truy cập vào website.

CDN là gì?

CDN là gì?

Ví dụ như máy chủ website bạn ở Châu Âu nhưng khi một người dùng tại Việt Nam truy cập vào thì những dữ liệu mà người dùng sẽ nhận được là bản sao của máy chủ gốc được lưu trữ trong hệ thống máy chủ CDN ở khu vực Đông Nam Á, hoặc đặt tại Việt Nam nơi gần người dùng nhất. Bằng cách đó nội dung sẽ được phân tán trên một khu vực rộng lớn, giúp website của bạn có thể giảm thiểu lượng băng thông tiêu thụ và thời gian tải trang, đồng thời có khả năng xử lý được nhiều request đồng thời cùng một lúc.

Khi sử dụng CDN

Khi một tập tin được phân phối bởi hệ thống CDN, người dùng truy cập vào nó thì PoP phân phối nội dung gần nhất so với người dùng sẽ trả những nội dung về cho người dùng xem.  Ví dụ như bạn ở Việt Nam thì các PoP CDN tại Việt Nam sẽ phân phối nội dung cho bạn.

khi sử dụng CDN

khi sử dụng CDN

Khi không sử dụng CDN

Khi người dùng xem một tập tin, một video mà không có CDN, nghĩa là họ đã gửi một request thẳng đến máy chủ chứa website đó để truy cập tìm kiếm tập tin khách hàng muốn tìm. Nếu không sử dụng CDN khi người dùng truy cập trực tiếp đến máy chủ nếu đặt xe như vậy sẽ gây rất nhiều trở ngại và khó khăn.

không sử dụng CDN

không sử dụng CDN

>> xem thêm: E-business là gì? Sự khác nhau giữa E-business và E-commerce

Một số hình thức CDN hiện nay

Khi sử dụng một số dịch vụ CDN hiện nay thì nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ hỗ trợ cho bạn một số kiểu sử dụng CDN bao gồm:

  • Pull HTTP/Static: sau khi khai báo tên miền của website cần được sử dụng CDN hoặc IP máy chủ. Các PoP CDN này sẽ tự động truy cập tới website và lưu trự lại bản sao nội dung tĩnh bên trong. Sau đó, bạn có thể dễ dàng truy cập tập tin trên website với đường dẫn CDN được cung cấp hoặc sử dụng tên miền riêng cho CDN cũng được.
  • POST/PUSH/PUT/Storage CDN: bạn sẽ tải thẳng các nội dung cần phải phân phối qua CDN lên máy chủ thông qua một số các giao thức phổ biến như là FTP hoặc HTTP. Hình thức này sẽ giúp cho bạn tiết kiệm không gian lưu trữ của máy chủ.
  • Streaming CDN: Phương thức này sẽ giúp CDN phân phối nội dung khi phát live trực tuyến video (streaming) trên mạng xã hội hoặc website… Từ máy chủ đến cho người dùng để có thể tiết kiệm băng thông từ máy chủ streaming gốc.

Ưu điểm khi dùng CDN

Ưu điểm của nó sẽ được phát huy còn tùy vào độ lớn của mỗi website, vị trí tương đối với dữ liệu gốc, và lượng traffic khi được tạo ra. Một công ty kinh doanh bán hàng tại chỗ, phục vụ cho những người mua hàng gần đó thì sẽ không hưởng lợi gì nhiều từ việc sử dụng CDN.

Cùng xem qua 4 lợi ích chính của một CDN là gì. Với mỗi lợi ích đều sẽ tác động lên nhau, để có thể giảm thiểu tối đa các vấn đề phát sinh từ những nguồn nội dung phức tạp, và có lượng traffic lớn.

mang lại độ hiệu quả cao trong việc tăng tốc độ cho website

mang lại độ hiệu quả cao trong việc tăng tốc độ cho website

Giảm băng thông

Băng thông từ mạng của máy chủ gốc chỉ tốn một lần để thể xử lý đó là chấp nhận request từ các PoP CDN,  sau đó thì các lượt truy cập từ người dùng sẽ chỉ truy cập vào nội dung có trên CDN nên máy chủ gốc sẽ không phải tốn thêm. Chỉ khi nào bạn tiến hành xóa các bản lưu trữ nội dung có trên CDN đi thì các PoP CDN sẽ tiến hành lấy nội dung một lần nữa thì mới tốn thêm.

Tăng tốc độ truy cập

Một trong số những yếu tố quan trọng tăng tỉ lệ thoát trang của người dùng đó là độ trễ. Độ trễ chính là thời gian cần thiết để truyền dữ liệu qua lại giữa người dùng và máy chủ host website, nó sẽ bị tác động bởi:

  • Độ trễ đọc file vì blocked storage
  • Độ trễ xử lý file từ server
  • Giao thức chuyển file, ví dụ như mạng cáo quang sẽ nhanh hơn cáp coaxial
  • Tốc độ quảng bá và tốc độ truyền dữ liệu từ một máy tới máy khác

Các vấn đề trên đều có thể được giải quyết được, hay giảm thiếu tối thiểu nhất đó chính là nhờ vào một mạng lưới phân tán nội dung tốt.

Tiết kiệm dung lượng

Nếu như bạn có sử dụng phương thức Push CDN thì sẽ tiết kiệm được 1 khoảng lớn dung lượng lưu trữ cho máy chủ vì mọi thứ đã được upload trực tiếp lên thẳng máy chủ CDN. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn nên lưu lại các nội dung đó ở một nơi nào đó đề phòng dịch vụ CDN có vấn đề chẳng hạn.

Cải thiện việc phân phối nội dung

Cho phép người dùng xem các chương trình, sự kiện truyền hình trực tuyến trên mạng Internet thông qua máy tính, laptop, và các thiết bị cầm tay với tốc độ nhanh nhất, đông lượt truy cập cùng một lúc, đảm bảo được chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt mà không cần phải đầu tư hay trang bị thêm những thiết bị truyền hình đắt tiền nào khác.

Khi nào nên dùng CDN?

CDN hiện nay có rất nhiều lợi ích khi sử dụng và nó cũng là một trong những yêu cầu cần thiết và quan trọng mà nhiều website phải sử dụng. Nhưng không phải website nào cũng cần thiết để phải sử dụng, mà CDN chỉ thật sự hữu ích khi:

  • Máy chủ của website bạn đặt quá xa người dùng
  • Lượng người dùng truy cập vào website lớn tốn nhiều băng thông
  • Có nhiều lượt truy cập trên nhiều quốc gia, lãnh thổ khác nhau
  • Khi sử dụng kỹ thuật Load Balancing FailOver

Trên đây là một số những kiến thức bạn cần phải biết về CDN là gì? Hy vọng, thông qua bài viết này của JPWEB đã chia sẻ, bạn đã nắm bắt được một số những thông tin thật hữu ích để lựa chọn CDN phù hợp cho website của bạn.

>> tham khảo thêm: Phần mềm ERP là gì? Tổng quan chi tiết về hệ thống ERP