Back up là gì? Tại sao phải backup dữ liệu thường xuyên

back up la gi

Back up là gì? Tại sao phải backup dữ liệu thường xuyên

Backup dữ liệu là vấn đề đang được rất nhiều người quản trị mạng quan tâm nhiều. Back up là gì và tại sao cần phải backup dữ liệu. Mạng máy tính ra đời giúp các máy tính có thể kết nối với nhau dễ dàng hơn, qua đó thuận lợi hơn cho việc chia sẻ cũng như lưu trữ dữ liệu. Với một tốc độ phát triển như hiện nay, mạng máy tính ngày càng được “xã hội hóa” không khác gì là một thế giới thật bên ngoài chúng tồn tại song song với cuộc sống của chúng ta.

Back up là gì?

Backup có nghĩa là sao lưu dữ liệu trên máy tính, hiểu đơn giản là sao chép và lưu trữ tất cả các dữ liệu trên máy tính của bạn. Được xem như một bản sao để dành cho việc đảm bảo rằng bạn sẽ không mất dữ liệu hoàn toàn và vĩnh viễn.

Khi các dữ liệu này đã được sao chép sẽ tùy ý cho bạn giữ chúng, có thể là để trên một máy chủ khác , hoặc một nơi lưu trữ khác ( ổ cứng,…)

back up là gì?

back up là gì?

Môi trường mạng thường tìm ẩn nhiều nguy cơ về rủi ro về lỗi bảo mật, mặc dù đã có rất nhiều phương pháp bảo mật hiện đại không ngừng được ứng dụng tuy nhiên vẫn không có gì được xem là an toàn. Vì vậy mà sao khi back up dữ liệu server chúng ta nên lưu trữ những dữ liệu ấy vào các ổ cứng rời, USB, DVD,… để có thể lưu trữ một cách an toàn nhất.

Tại sao Doanh nghiệp cần phải backup dữ liệu?

Dữ liệu website là những thông tin mật có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp, và các dữ liệu ấy sẽ không cố định mà thay đổi, luôn cập nhật thường xuyên dựa vào những tác vụ của người dùng hay lưu lượng bán hàng hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng. Một số rủi ro mà doanh nghiệp cần phải backup dữ liệu như:

  • Vô tình xóa dữ liệu
  • File corrupt
  • Data nhiễm Malware / Ransomware
  • Lỗi phần cứng
  • Lỗi nguồn
  • Tuân thủ quy trình lưu trữ

Việc nắm được back up là gì thì việc sao lưu lại dữ liệu mỗi khi mạng máy tính toàn bộ của công ty có những rủi ro bất chợt là vô cùng cần thiết và quan trọng.

>> Xem thêm: DDOS là gì? Tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) là gì?

Các dạng Backup dữ liệu hiện nay

Full Back up là gì?

Full Backup

Full Backup

Đây được xem là một dạng backup toàn bộ dữ liệu đang có của Doanh nghiệp

Ưu điểm

  • Dễ dàng phục hồi lại toàn bộ dữ liệu. Khi cần phục hồi lại thì sẽ phục hồi lại toàn bộ dữ liệu của ngày Backup Full
  • Một giải pháp mang tính an toàn cao cho dữ liệu

Nhược điểm

  • Thời gian backup khá lâu. Dữ liệu càng nhiều thì thời gian backup sẽ càng lâu
  • Tốn dung lượng lưu trữ
  • Chi phí đầu tư thiết bị lưu trữ phải lớn

Differential Backup

Differential Backup

Differential Backup

Là một dạng backup lại dữ liệu mà những gì thay đổi so với lần Full Backup gần đây nhất

Ưu điểm

  • Thời gian backup sẽ nhanh hơn
  • Dung lượng backup nhỏ hơn nhiều so với Full Backup. Giúp tiết kiệm dung lượng lưu trữ
  • Tốc độ phục hồi cơ sở dữ liệu sẽ nhanh hơn so với Incremental Backup

Nhược điểm back up là gì?

  • Khi cần khôi phục dự liệu bạn cần phải có 2 bản backup: 1 File Full Backup lần gần nhất và 1 File Differential Backup vào thời điểm cần phải restore

Incremental Backup

Incremental Backup

Incremental Backup

Là một dạng backup những gì đã thay đổi so với lần Incremental Backup gần nhất

Ưu điểm

  • Thời gian backup nhanh nhất trong 3 loại backup
  • Dung lượng cũng backup nhỏ nhất

Nhược điểm

  • Khi cần phải khôi phục dữ liệu thì phải có đủ các bản backup : 1 File Full backup lần gần nhất và tất cả các File Incremental Backup từ thời điểm Full Backup đến tại thời điểm cần phải restore
  • Thời gian restore cũng sẽ lâu hơn so với Differential Backup.

Các cách backup dữ liệu website cơ bản

Backup dữ liệu thủ công

Cách backup dữ liệu website thủ công hiện nay tuy có hơi phức tạp nhưng nếu như mà biết cách sử dụng và cẩn thận, bạn sẽ tránh được một số lỗi hoặc những trở ngại thường gặp nhiều hơn khi phải sử dụng các công cụ hỗ trợ backup tự động.

Với cách thức này, bạn sẽ trực tiếp backup dữ liệu website của mình từ một thiết bị chính sang một thiết bị khác giúp cho việc để lưu trữ dựa trên lưu lượng dữ liệu và cần phải yêu cầu bảo mật. Các thiết bị bạn có thể dùng để lưu trữ dữ liệu backup có thể là máy chủ, VPS, ổ cứng, USB…

các cách backup dữ liệu hiện nay

các cách backup dữ liệu hiện nay

Backup dữ liệu website nhờ vào các công cụ, phần mềm

Hình thức này có thể ví như là bạn sử dụng các công cụ, tính năng để giúp cho website backup và sao lưu dữ liệu một cách TỰ ĐỘNG. Nếu như bạn không giỏi về công nghệ quá nhiều, bạn có thể nhờ đến các dịch vụ thiết kế website JPWEB để có thể cài đặt và hỗ trợ phần này cho bạn.

Việc backup dữ liệu theo hình thức này hoàn toàn được thực hiện tự động bằng cách là cài đặt trên thiết bị backup và cần phải thực hiện các kết nối giữa những thiết bị chính và thiết bị backup để việc backup website được tự động thực hiện định kì.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề back up là gì mà JPWEB muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ bổ sung thêm cho các bạn một số thông tin thật hữu ích, qua đó có thể áp dụng được vào trong việc sao lưu dữ liệu một cách nhanh chóng và an toàn.

>> Tham khảo thêm: Cloud là gì? Tầm quan trọng khi sử dụng điện toán đám mây