Cloud là gì? Tầm quan trọng khi sử dụng điện toán đám mây

cloud la gi

Cloud là gì? Tầm quan trọng khi sử dụng điện toán đám mây

Cloud Computing được xem như là một cuộc cách mạng hoá trong thế giới công nghệ 4.0 hiện nay. Với những lợi ích mà nó mang đến, điện toán đám mây hiện nay đang ngày càng được sử dụng nhiều ở các tổ chức và doanh nghiệp. Vậy cloud là gì? Nó có sự ảnh hưởng như thế nào đến cách Internet hoạt động? Bài viết dưới đây của JPWEB sẽ chia sẻ, giải thích các khái niệm xoay quanh chủ đề này nhé!

Cloud là gì?

Cloud Computing hay còn gọi “điện toán đám mây” là mô hình cung cấp các tài nguyên máy tính cho người dùng thông qua mạng internet.  Nguồn tài nguyên này sẽ bao gồm nhiều thứ có sự liên quan đến điện toán và máy tính. Ví dụ như: phần mềm, dịch vụ, phần cứng,… và sẽ nằm tại các các máy chủ ảo server (đám mây) lưu trữ trên mạng.

Người dùng hoàn toàn có thể truy cập vào bất cứ tài nguyên nào trên đám mây đó. Vào bất kỳ thời điểm nào và ở bất kỳ nơi đâu, chỉ cần có một máy có kết nối với hệ thống internet.

cloud server là gì?

cloud server là gì?

Những mô hình cung cấp điện toán đám mây là gì?

Hiện nay, có 3 mô hình cung cấp điện toán đám mây cơ bản được biết đến đó là: Infrasructure as a service (Iaas), Platform as a service (Paas) và Software as a service (Saas).

Infrasructure as a service (Iaas) – Dịch vụ cơ sở hạ tầng

Iaas là một mô hình dịch vụ pay-per-use (tức là trả tiền cho những gì đã sử dụng). Toàn bộ chi phí sử dụng dịch vụ này sẽ được tính dựa trên những chức năng và lượng tài nguyên mà khách hàng muốn dùng. Theo Amazon thì đây được xem là mức độ cơ bản nhất của Cloud Computing.

Với đơn vị cung cấp dịch vụ Iaas sẽ bán cho khách hàng các server (máy chủ), thiết bị mạng, bộ nhớ, CPU, storage (không gian lưu trữ), máy tính (có thể máy thật hoặc có thể là máy ảo, tùy nhu cầu), trang thiết bị trung tâm dữ liệu và một số những tính năng bảo vệ an ninh nâng cao.

Với hệ thống hạ tầng mà Iaas tạo ra, bạn sẽ cần đăng nhập vào đó và thiết lập. Và cài thêm một số những phần mềm cần thiết khác như web server, database,… Iaas không được tạo ra để phục vụ cho người dùng cuối. Mà nó thường để cho các công ty, đơn vị phát hành website sử dụng với mục đích là để triển khai phần mềm.

>> Xem thêm: Web application là gì? Sự khác biệt giữa Website và Web application

Platform as a service (Paas) – Dịch vụ nền tảng

Paas là một mô hình dịch vụ giúp các developer có thể phát triển từ đây. Nó sẽ cho phép triển khai các ứng dụng, website trên đám mây. Paas về cơ bản thì nó cũng khá giống với Iaas nhưng với một cấp độ cao hơn một chút. Paas sẽ được trang bị thêm các công cụ phát triển doanh nghiệp thông minh (BI)middleware và một số những tool khác. Với Paas, bạn sẽ hoàn toàn có một nền tảng (Platform) được cài đặt sẵn để phù hợp sao cho việc phát triển ứng dụng.

Software as a service (Saas) – Dịch vụ phần mềm

công nghệ điện toán đám mây

công nghệ điện toán đám mây

Saas là mô hình dịch vụ điện toán đám mây bậc cao nhất hiện nay. Nó sẽ cho phép người dùng sử dụng được các ứng dụng dễ dàng trên nền tảng đám mây thông qua mạng internet. Dễ hiểu hơn, Saas sẽ cung cấp phần mềm/ứng dụng chạy trên internet. Qua đó người dùng cuối (end-user) có thể sử dụng ngay lập tức. Nhà cung cấp dịch vụ Saas có thể lưu trữ trên server của họ. Hoặc là cho phép người dùng tải xuống và vô hiệu hóa nó khi hết hạn.

Ví dụ điển hình cho mô hình hoạt động dịch vụ này là Microsoft Office 365Đôi khi các web email (Gmail, Outlook, Yahoo Mail,..) cũng dùng các dịch vụ này. Đây đều là những sản phẩm hoàn chỉnh, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng ngay lập tức mà không cần phải thiết lập server để quản lý gì cả.

Tương tự, OneDrive, Dropbox cũng là một mô hình Cloud Computing theo kiểu Saas. Với các trang web (phần mềm) này sẽ cung cấp không gian lữu trữ cần thiết để bạn có thể dễ dàng hơn việc upload/download dữ liệu thông qua internet.

Có bao nhiêu mô hình điện toán đám mây hiện nay

Hiện nay, có 4 mô hình đang được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây chính đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Đó là: Public Cloud, Private Cloud, Hybrid Cloud và Community Cloud.

  • Public Cloud (điện toán đám mậy công cộng)
  • Private Cloud (điện toán đám mây riêng)
  • Hybrid Cloud (điện toán đám mây lai)
  • Community Cloud (điện toán đám mây cộng đồng)
cloud computing mang đến một sự trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng

cloud computing mang đến một sự trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng

Lợi ích khi sử dụng Cloud Computing là gì?

Khi hiểu được Cloud là gì rồi vậy chúng có những lợi ích gì?Với điện toán đám mây sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng, cụ thể được biết đến như:

  • Tiết kiệm chi phí: sẽ giúp giảm thiểu mức chi phí đầu tư ban đầu. Bạn sẽ không tốn tiền đầu tư quá nhiều cơ sở hạ tầng ban đầu ví dụ như: mua phần cứng, phần mềm, lắp đặt hệ thống, nhân viên…
  • Tiện lợi: Người dùng hoàn toàn có thể nhanh chóng truy cập, sử dụng tài nguyên thông qua internet mà không cần phải cài đặt phức tạp
  • An toàn và liên tục: mọi dữ liệu trên đây sẽ được đồng bộ hóa trên đám mây. Giúp đảm bảo độ an toàn cao hơn, tránh trường hợp mất dữ liệu do hư hỏng các ổ cứng. Ngoài ra, nhà cung cấp sẽ backup dữ liệu định kỳ và có các phương thức bảo mật để bảo vệ dữ liệu tốt hơn.
  • Triển khai nhanh chóng ở bất kỳ đâu: chỉ với một vài thao tác setup đơn giản là bạn có thể triển khai chúng mọi nơi. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng sẽ có được một sự trải nghiệm tốt hơn với độ trễ thấp hơn.
  • Hệ thống quản lý: hệ thống quản lý trên nền tảng Web-Based, giao diện quản lý chi tiết và được thiết kế đơn giản, tiện dụng nhất cho phép khách hàng có thể quản lý và phân bổ mọi tài nguyên dễ dàng hơn.
  • Truy cập từ xa: mô hình Cloud Computing đều có thể giúp khách hàng có thể truy cập mọi nơi, dù bạn ở đâu hay đang làm gì đều có thể truy cập được miễn phải có thiết bị kết nối mang internet.

Thông qua bài viết trên, JPWEB hy vọng các bạn đã hiểu hơn về cloud là gì? cũng như là những mô hình và lợi ích mà điện toán đám mây mang đến cho người dùng. Có thể nói, cloud computing là một giải pháp lưu trữ toàn diện trên mạng Internet, giúp giải phóng nó khỏi sự giới hạn của phần cứng vật lý, tạo nên một “đám mây” ảo nhưng lại có sức mạnh thực và vô cùng mạnh mẽ và tiện lợi.

>> Tham khảo thêm: Blockchain là gì? Những ứng dụng của Blockchain hiện nay