Phân tích SWOT là gì? Phương pháp phân tích Swot cho người mắt đầu

Phân tích SWOT là gì? Phương pháp phân tích Swot cho người mắt đầu

Phương pháp phân tích SWOT chính là một trong những công cụ vừa hữu hiệu, lại vô cùng đơn giản dùng phương pháp Swot để thiết lập những chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp, giúp họ xây dựng và phát triển trên đường lối hoạt động trong dài hạn, không chỉ trong việc Marketing nói riêng, mà còn cả trong kinh doanh nói chung.

Vậy Swot là gì?

SWOT là tập hợp của 4 từ tiếng Anh được viết tắt: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) là một mô hình (hay ma trận) nổi tiếng trong việc phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích SWOT

Mô hình SWOT là một mô hình phân tích kinh doanh nổi tiếng dành cho mọi doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình kinh doanh của mình bằng định hướng đúng đẵn và xây dựng những nền tảng phát triển vững chắc.

Vậy phương pháp phân tích SWOT là gì?

Phương pháp phân tích SWOT là một yếu tố quan trọng để tạo dựng chiến lược để sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ hơn về những mục tiêu của mình cũng như là các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể gây ảnh hưởng tích cực hoặc là tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích SWOT nó được đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, mang lại độ hiệu quả cao giúp doanh nghiệp có một cái nhìn tổng thể hơn, không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

Phân tích SWOT

Nói tóm gọn, phương pháp phân tích SWOT của doanh nghiệp bao gồm những khía cạnh như sau:

  • Thế mạnh: Đặc điểm của một doanh nghiệp hoặc dự án đem lại những lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh.
  • Điểm yếu: Đặc điểm của một doanh nghiệp hoặc là những dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ.
  • Cơ hội: Nhân tố môi trường sẽ có thể khai thác để giành được những lợi thế.
  • Thách thức: Nhân tố môi trường sẽ có tác động tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án.

Vì sao doanh nghiệp nên cần phải phân tích mô hình SWOT?

Để tạo nên một bản phân tích mô hình SWOT thực sự mang lại những hữu ích, thường thì các nhà sáng lập và lãnh đạo cấp cao trong một doanh nghiệp sẽ trực tiếp tham gia vào những quá trình xây dựng chúng. Đây rõ ràng không phải là một công việc có thể giao phó cho ai khác.

Nhưng đôi khi, đội ngũ lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp không tham gia trực tiếp trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất, chiến lược SWOT cần phải có những sự góp sức của một nhóm nhiều thành viên đại diện cho nhiều phòng ban và bộ phận khác nhau. Ai cũng nên có một vai trò riêng trong việc xây dựng phương pháp phân tích SWOT.

Những doanh nghiệp lớn còn sẽ đi xa hơn, khi họ thu thập những thông tin trực tiếp từ phía khách hàng để phân tích SWOT.  Nhiều sự quan điểm khác nhau có thể giúp ích cho nhiều trong việc xây dựng và vạch ra những chiến lược kinh doanh cụ thể hơn.

Để thực hiện mô hình SWOT như thế nào?

  •  Thẳng thắn và không bỏ sót trong quá việc thống kê toàn bộ dữ liệu. Doanh nghiệp bạn cũng nên quan tâm đến những quan điểm của tất cả mọi người.
  •  Biên tập lại, xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm riêng biệt, và quan trọng.
  • Phân tích ý nghĩa của chúng.
  • Vạch rõ ra những hành động cần phải làm, củng như  cũng cố các kỹ năng quan trọng, loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, bảo vệ khỏi các nguy cơ, rủi ro.
  • Định kỳ cập nhật biểu đồ SWOT, làm tăng thêm tính hoàn thiện và hiệu quả.

Kết luận

Như vậy, JPWEB đã phân tích rõ về việc  phương pháp phân tích SWOT là gì, dành cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hi vọng qua bài đọc này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn SWOT là gì, và những phương pháp cũng như là chiến lược cải thiện doanh nghiệp phù hợp.

Có thể việc nghiên cứu các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp sẽ hơi tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng hãy tin JPWEB, mọi việc đều luôn có cái giá của nó, có lượng kiến thức đầy đủ thì không bao giờ là thừa thải.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về phân tích SWOT là gì và cách thực hiện mô hình SWOT đúng chuẩn.

Chúc bạn thành công!