Google Analytics là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Google Analytics

Google Analytics

Google Analytics là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Google Analytics

Đối với một quá trình quản trị một trang web, công đoạn phân tích dữ liệu từ trang web hết sức quan trọng. Nó giúp bạn biết được tình hình phát triển của trang web. Ngoài ra nó còn đưa ra những giải pháp tối ưu website một cách hợp lý nhất. Và một công cụ của Google có tên Google Analytics sẽ giúp bạn thực hiện được những điều đó. Vậy công cụ Google Analytics là gì? Và cách sử dụng nó ra sao? Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Google Analytics là gì?

Google Analytics là một công cụ trực tuyến giúp người dùng có thể phân tích, theo dõi, đánh giá số liệu của trang web. Tuy nhiên, giúp người quản trị hay người làm SEO có thể định hướng, đánh giá trình trạng tổng thể của trang web. Với hệ thống bot tuần tra, dò tìm trang web, vì vậy công cụ Google Analytics luôn cung cấp số liệu với độ chính xác cao.

Tính năng cơ bản của Google Analytics là gì?

 

Các tính năng cơ bản của google analytics

  • Tùy chỉnh dashboard để thu được số liệu cần thiết.
  • Hỗ trợ người dùng tính năng Advanced Segment để theo dõi phân tích từng chiến dịch cụ thể.
  • Phân tích dữ liệu của người truy cập vào trang web. Ví dụ: số tuổi, địa điểm nơi ở, sở thích cá nhân,…
  • Theo dõi nội dung, từ khóa của người dùng thường xuyên tìm kiếm để truy cập vào trang web của bạn.
  • Hỗ trợ người dùng tính năng Funnel Visualization, giúp theo dõi người dùng từ quá trình xem hàng, mua hàng và thanh toán đã thoát ở bước nào.
  • Thống kê và theo dõi tổng doanh thu của các sản phẩm mà trang web đã làm được.
  • Hỗ trợ tính năng theo dõi hành vi người dùng Multi-Chanel Funnels. Cho bạn biết nguồn gốc truy cập vào trang web của bạn là ở đâu. Ví dụ: phương tiện truyền thông, tìm kiếm, dùng link, hoặc từ các trang web khác.
  • Hỗ trợ tính năng so sánh về sự tích cực tham gia của các kênh Marketing bằng Model Comparision (hay còn gọi là mô hình mô hình so sánh).

 

Từ đó Google Analytics đã giải đáp được nhiều thắc mắc của bạn về trang web:

  • Một ngày thì có bao nhiêu người truy cập đến trang web của bạn?
  • Họ sống ở đâu, truy cập đến trang web của bạn bằng thiết bị gì?
  • Trang web của bạn có hợp lý trên các nền tảng di động không?
  • Khách hàng của bạn đa số đến từ nguồn nào?
  • Chiến thuật tiếp thị của bạn đã hợp lý chưa? Chiến thuật tiếp thị nào phù hợp để thu hút được nhiều khách hàng chưa?
  • Trang web nào của bạn thu hút khách hàng truy cập nhất?
  • Nội dung trang web đã phù hợp và hấp dẫn khách hàng chưa?

Hướng dẫn cách sử dụng Google Analytics

Để sử dụng Google Analytics, đầu tiên bạn phải thiết lập cài đặt và đồng ý để nó có thể truy cập vào dữ liệu trang web của bạn.

1. Hướng dẫn tạo tài khoản Google Analytics

Bước 1: Hướng dẫn tạo tài khoản Google Analytics

Đầu tiên bạn phải vào trang web của Google Analytics. Tiếp theo bạn đăng nhập bằng tài khoản google của bạn. Sau đó chọn Access Google Analytics hệ thống sẽ đưa bạn đến mục thiết lập thông tin trang web.

Tạo tài khoảng google analytics

Chỉ số đo lường google analytics

thiết lập thuộc tính google analytics

  • Tên trang web: Nhập vào tên trang web của bạn ví dụ: jpweb
  • URL của trang web: Bắt buộc phải điền thông tin của domain trang web của bạn. Một lỗi sai sót nhỏ mà người dùng hay mắc phải đó là bạn phải chọn đúng http hoặc https theo đúng trang web của bạn
  • Danh mục nghành: Bạn phải chọn đúng danh mục liên quan đến trang web của bạn
  • Múi giờ báo cáo: Bạn chọn múi giờ phù hợp với bạn

Cuối cùng, bạn nhấn  tạo và chấp nhận những điều khoản mà google đã đưa ra. Bạn đã tạo thành công tài khoản Google Analytics

Điều khoản google analytics

 

Bước 2: Chèn tracking code vào trang web của bạn

  • Bạn truy cập vào Admin > Property > Tracking Info > Tracking Code và sau đó sẽ xuất hiện một đoạn ngôn ngữ Javacript tương ứng với trang web của bạn. Copy đoạn code
  • Tiếp theo bạn phải cài đặt plugin Insert Header and Footer

insert headers and footers

 

  • Cuối cùng bạn nhấn Cài đặt > Insert Header and Footer rồi bạn dán đoạn code vào phần head của trang web của bạn.

Dán mã code vào head google analytics

Sau khi thực hiện hai bước thành công, bạn phải đợi 24-48 giờ để xem những thông tin mà công cụ này cung cấp. Việc của bạn là truy cập vào trang chủ, và chọn thông tin bạn muốn thống kê.

2. Sử dụng Google Analytics thống kê thông tin cơ bản của trang web:

  • Thống kê tổng quan thông tin: Chọn Báo cáo > Tổng quan > Trang tổng quan của tôi. Hỗ trợ người quản trị quan sát được số lượng khách hàng đang truy cập vào trang web cùng các chỉ số liên quan như thiết bị, hệ điều hàng truy cập, và tỉ lệ thoát trang theo ngày.

thống kê tổng quan thông tin

  • Thống kê thông tin truy cập theo thời gian thực: Chọn Thời gian thực > Tổng quan. Hỗ trợ báo cáo hành vi của người dùng thao tác với trang web tương ứng với các mốc thời gian xác định. Ví dụ như thời gian trung bình phiên, trang web có lượng truy cập nhiều nhất, nguồn gốc trang truy cập.
  • Kiểm tra thông tin từ khóa dẫn của người dùng đến website của bạn: Sức thu hút > Từ khóa > Cơ bản. Hỗ trợ hiển thị bảng từ khóa mà người dùng đã sử dụng để tìm kiếm và tìm ra trang web của bạn.Đi kèm vào đó là những chỉ số mà Google Analytics cung cấp như tần suất tìm kiếm, tỷ lệ chuyển đổi.

Kiểm tra thông tin từ khóa đến trang web

  • Tra cứu thông tin hành vi khách truy cập trang web: Chọn Hành vi > Lưu lượng hành vi. Báo cáo chi tiết cho người quản trị biết được hành vi của khách hàng từ đó biết được vấn đề nằm ở đâu. Ví dụ: khách hàng thoát trang ở bước nào, vì sao quá trình mua hàng bị dán đoạn. Từ đó tìm ra phương án mới để trang web được hiệu quả hơn.

Tìm hiểu cấu trúc tài khoản mẫu của Google Analytics

Cung cấp thông tin để bạn hiểu rõ hơn về tài khoản mẫu của Google Analytics. Từ đó bạn có thể quản lý cài đặt tài khoản của mình trở nên bảo mật hơn, và có nhiều tính năng hơn.

Mô hình cấu trúc tài khoản google analytics

Tài khoản Google Analytics gồm:

  • Account (tài khoản): Bạn có thể biết được rất nhiều thuộc tính khác nhau, hỗ trợ bạn có thể tùy chỉnh thuộc tính cho phù hợp với yêu cầu của trang web. Bạn nên sử dụng duy nhất một thuộc tính lâu dài nếu bạn là người mới dùng Google Analytics.
  • Property (Thuộc tính): Hỗ trợ cho phép bạn là chủ sở hữu một loại mã theo dõi sử dụng được và được nhận diện bởi ID. Mã này là độc quyền và bạn không thể chỉnh sửa được. Ví dụ: UA-79918216-2 (dãy số 79918216 là số tài khoản, 2 là số thuộc tính)
  • View (Chế độ xem): Cho phép bạn xem dữ liệu trên Analytics bằng nhiều cách khác nhau, bạn có thể tùy chỉnh cho phù hợp. Có rất nhiều kiểu xem báo cáo, mỗi kiểu bạn có thể xem tới 25 dữ liệu. Nhưng bạn nên duy trì một cách xem duy nhất để tránh bị thất thoát dữ liệu.

Nguyên lý hoạt động của Google Analytics

Nguyên lý hoạt động của Google Analytics

Google Analytics hoạt động phải trải qua 4 bước: Data Collection > Configruation > Processing > Reporting. 

  • Data Collection: Hỗ trợ người dùng thu thập thông tin liên quan đến trang web của bạn bằng đoạn code JavaScript như bạn đã thấy ở bước cài đặt. Các cookies người dùng (nói thống kê thông tin cá nhân, thông tin thiết bị,..) tương ứng với những hành vi của họ trên trang web sẽ được đoạn code này thống kê gửi lại máy chủ Google.
  • Configruation: Vận chuyển dữ liệu sơ cấp thành thứ cấp sau đó thống kê và báo cáo trang web.
  • Processing: Hỗ trợ người dùng lựa chọn những thông số mà họ muốn. Theo dõi và cách thống kê báo cáo thì sẽ được quyết định thông qua View.
  • Reporting: Xuất bản báo cáo với thống kê đầy đủ cho trang web của người dùng.

Google Analytics là công cụ phân tích trang web rất hiệu quả. Giải quyết vấn đề tồn tại hiệu quả. Từ đó đưa ra phương án khắc phục và có kế hoạch tốt hơn. Bài viết  cung cấp thông tin đầy đủ Google Analytics là gì? Và hướng dẫn bạn cách sử dụng Google Analytics, giúp bạn hoàn thiện trang web mình hơn. Chúc các bạn thành công.