Tầm quan trọng liên kết nội bộ – internal link trong SEO là gì?
Internal Link hay còn gọi là liên kết nội bộ: là những công việc được xem như là đánh giá thấp trong SEO onpage về khả năng sử dụng (usability) và khả năng chuyển đổi (conversions), chúng rất dễ thực hiện và thường bị bỏ sót.
Bài đăng này giúp bạn định hướng để xây dựng một chiến lược Internal link mạnh mẽ vậy cùng JPWEB cùng tìm hiểu nhé!
Internal Link là gì?
Internal link hay (liên kết nội bộ): là một liên kết trong cùng 1 tên miền từ trang này sang trang khác (hay website). Chúng thường sử dụng trong việc điều hướng và chia sẽ các giá trị liên kết giúp cải thiện khả năng cũng như bảng xếp hạng của trang web. Nhưng internal link thường chỉ các liên kết trong nội dung trên các trang.
Liên kết nội bộ có ba mục đích chính:
- Hỗ trợ điều hướng website
- Xác định kiến trúc và phân cấp của một website
- Phân phối page authority và sức mạnh xếp hạng trên toàn website
External Link là gì?
External Link hay (liên kết ngoài): là những liên kết từ một trang khác đến trang của bạn. Khác với Internal link thì External Link giúp cải thiện việc cho việc tăng lượng truy cập giới thiệu và SEO, là vì liên kết từ các trang web khác nên bạn không thể kiểm chúng.
Có 3 lợi ích của một cấu trúc liên kết nội bộ
- Hướng dẫn khách truy cập vào các trang có giá trị cao nội dung đúng nhu cầu người tìm nhắm tăng tỷ lệ chuyển đổi (khả năng sử dụng – Usability).
- Chuyển giá trị PA (thẩm quyền trang) từ trang này sang trang khác.
- Thúc đẩy khách truy cập hành động tích cực ( tối ưu hóa chuyển đổi – CRO)
Cách sử dụng Internal link hiệu quả để đạt kết quả cao trong SEO
1. Trỏ link nội bộ mang thông tin hữu ích
Link nội bộ có thể hiểu là liên kết của 1 page khác trong cùng website của bạn, bản thân liên kết ấy có mối tương quan nhất định đến vấn đề đang nói tới trong bài viết
Trong 1 bài blog hoặc bài viết, bạn chỉ nên thêm vào nhiều hơn 2 điểm đặt link nội bộ mà bạn nghĩ người dùng có thể sẽ quan tâm và nhấp chuột vào nguồn thông tin ấy.
Việc trỏ link nội bộ vào bài viết như vậy sẽ giúp Google đánh giá website của bạn thật sự hữu ích và có khả năng điều hướng traffic đi từ page này sang page khác,thu hút nội dung cho người đọc
2. Xây dựng link nội bộ ở dưới footer website
Bên dưới phần Footer website tuy không được đánh giá cao khi bạn đặt chúng ngay trên đầu nhưng đừng vì thế mà bỏ qua yếu tố này nhé
Những nội dung mà bạn có thể đặt Internal link dưới Footer website gồm các phần sau:
- Thông tin cơ bản về doanh nghiệp
- Các sản phẩm/dịch vụ đang làm
- Menu phụ
- Điều khoản, chính sách website
- Các sự kiện nổi bật đang và sẽ diễn ra
3. Xây dựng Menu
Các thanh tab menu là những yếu tố không thể thiếu với tất cả các website, bao gồm các mục chính, nội dung, giới thiệu dịch vụ… những thanh Menu nổi bật có trên web.
Thông qua Menu, người dùng có thể dễ dàng nắm bắt được trang web của bạn có những phần mục nào, nội dung của từng trang, mang lại sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian.
4. Cho hiển thị thanh điều hướng (breadcrumb)
Thanh điều hướng (breadcrumb) là một thanh hiển thị bên dưới mục menu chính, bao gồm các thư mục cha của bài viết chứa bên dưới là các thư mục con.
Sẽ là một thiệt thòi lớn nếu ẩn đi thanh điều hướng vì nó có khả năng trỏ về nhiều liên kết nội bộ đến các thư mục khác nhau trong cùng trang web.
5. Cân nhắc về số lượng internal link
Xây dựng internal link hiệu quả tốt không đồng nghĩa với việc bạn đi càng nhiều link càng tốt đâu nhé. Google cũng không đặt ra bất kỳ quy tắc nào về số lượng Internal link trên 1 trang. Vì thế, không ai biết số lượng link hợp lý là bao nhiêu.
Bạn nên cân nhắc về vấn đề này, cụ thể là cứ phân bổ liên kết nội bộ theo một hệ thống nhất định và phải liên kết 1 cách tinh tế hoàn hảo với bài viết để thu hút người đọc
6. Sử dụng mô tả anchor text
Anchor text được hiểu là phần tô đậm trong văn bản liên kết mà mọi người thường nhấp vào để truy cập tới các trang khác.
Để cung cấp cho người dùng truy cập và công cụ tìm kiếm nội dung họ sẽ đọc được khi nhấp vào liên kết, bạn cần sử dụng thẻ mô tả anchor text ngắn gọn, rõ ràng.
7. Tránh các liên kết trong biểu mẫu yêu cầu gửi và hộp tìm kiếm nội bộ
Các biểu mẫu trên website thường hiển thị dưới dạng menu thả xuống hoặc đơn giản là thông qua các bản khảo sát người dùng.
Trình thu thập dữ liệu tìm kiếm lại không hướng đến phần “gửi” trong biểu mẫu. Điều này có nghĩa là bất kỳ nội dung hoặc liên kết nào có thể truy cập được thông qua biểu mẫu đều không hiển thị cho các công cụ tìm kiếm
Và trình thu thập thông tin tìm kiếm cũng sẽ không cố gắng tìm kiếm để khám phá nội dung trên trang web của bạn. Do đó, điều quan trọng là bạn không nên ẩn bất kỳ nội dung nào sau các hộp tìm kiếm nội bộ.
8. Tạo cấu trúc link để thu thập thông tin
Các công cụ tìm kiếm Google cần có quyền truy cập vào cấu trúc link để có thể dễ dàng tìm và lập chỉ mục tất cả các trang trên một website nào đó.
Hơn nữa, cấu trúc link cho phép link juice lướt qua toàn bộ website. Giúp các công cụ tìm kiếm khám phá và lập chỉ mục các trang mới dễ dàng hơn.
9. Sử dụng follow links
Cả thẻ như meta robots và tệp robots.txt đều cho phép chủ sở hữu trang web hạn chế quyền truy cập của trình thu thập thông tin tìm kiếm vào các trang của website.
Nếu như bạn muốn những công cụ tìm thấy các trang trên website của mình, hãy sử dụng follow links để chúng có thể theo các liên kết ấy đến khám phá các pages mới trong trang.
Follow links còn là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho việc xây dựng cấu trúc liên kết nội bộ cho các chiến dịch content marketing
10. Sử dụng natural links (liên kết tự nhiên)
Khi các bạn chèn internal link cho bài viết, bạn gửi thông điệp đến người đọc rằng phần nội dung trong link cũng khá quan trọng, hãy nhấp thử vào đường link để tìm hiểu thêm.
Chính vì vậy, cần đảm bảo bạn internal link thêm vào cung cấp đúng nội giá trị cho người đọc phải liên quan đến chủ đề mà họ đang tìm kiém. Như vậy họ mới dành nhiều thời gian và sự tương tác hơn trên trang web của bạn hơn
11. Link Deep
Thay vì chúng ta luôn liên kết đến trang chủ hoặc các trang thông tin liên lạc, hãy dẫn các liên kết đến các trang nội bộ khác để tăng giá trị SEO tổng thể của website.
Điều này chứng tỏ rằng cả công cụ tìm kiếm và khách truy cập trang web đều có thể tìm thấy các trang trên website của bạn và dễ dàng khai thác thêm những nội dung trên đấy.
Lời kết
Đối với Internal link, bạn có thể kiếm soát củng như quản lí các link đó trên website của bạn. Chính vì vậy các liên kết nội bộ là những link dễ dàng tạo để thúc đẩy trong việc SEO.
Qua bài viết này JPWEB bạn sẽ tìm được câu trả lời cho Internal link là gì, cũng như cách sử dụng Internal link sao cho hiệu quả nhất và bên cạnh đó là những lợi ích nó mang lại.