Sale Marketing là gì? Có khác biệt gì so với dân Sale

Sale Marketing là gì?

Sale Marketing là gì? Có khác biệt gì so với dân Sale

Nhiệm vụ của một nhóm Sale Marketing là quảng bá, truyền đạt thông tin thương hiệu của doanh nghiệp, uy tín chất lượng tới với khách hàng. Nhiệm vụ của từng bộ phận khác nhau, nhiệm vụ chủ yếu của Marketing là tìm kiếm người tiêu dùng tiềm năng, còn với bộ phận bán hàng sẽ có nhiệm vụ trong việc chốt Sales biến khách hàng tiềm năng trở thành người tiêu dùng lâu dài đối với doanh nghiệp. Vậy thực tế Sale Marketing là gì ? Có khác gì so với dân Sale? Chủ đề hôm nay sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề này.

Sale Marketing là gì?

 

Sale Marketing là gì

Marketing là kỹ thuật hay các quá trình với nhiệm vụ quáng bá dịch vụ hoặc sản phẩm đến tay khách hàng với mục đích khiến người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu của họ một cách lâu dài nhất. Sales là những công việc liên quan đến việc bán sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Với những khái niệm cơ bản và ngắn gọn trên đã thể hiện được những mặt quan trọng của lĩnh vực Sales Marketing Online đó chính là mối quan hệ chặt chẽ giữa tiếp thị và bán hàng.

  • Nhiệm vụ của nhân viên Sale và Marketing được kết nối một cách chặt chẽ với nhau.
  • Nhiệm vụ quan trọng của Marketing là hỗ trợ bán hàng.

Thực tế thì các bộ phận Marketing có nhiệm vụ chịu trách nhiệm về việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về một dịch vụ, hàng hóa và xây dựng được mối liên hệ với các khách hàng tiềm năng có chất lượng cao cho bộ phận Sales. Người đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định do bộ phận Marketing đưa ra là người tiêu dùng tiềm năng. Mặc khác, với những khách hàng tiềm năng không đáp ứng được ứng được tiêu chí bộ phận Sales đặt ra, rất dễ xảy ra xung đột, nhưng với những xung đột đó có thể tăng cơ hội hợp tác cũng phát triển bằng cách chia sẻ ý tưởng, tìm phương án thực hiện phù hợp nhất cho cả hai. Cho nên, thuật ngữ Sale Marketing hay còn gọi là tiếp thị bán hàng là hình thức bán hàng thông qua làm thị trường.

Phân biệt dân Sale Marketing và dân Sale

 

Sự khác biệt giữa Sales và Marketing

Bạn có thể hiểu đơn giản Marketing là làm thị trường – với nhiệm vụ tác động chủ yếu vào khách hàng tiềm năng để xây dựng sức hút, lôi kéo người tiêu dùng quan tâm sử dụng sản phẩm của mình, còn được gọi là tiếp thị kéo (Pull Marketing). Nhiệm vụ của Sales là bán sản phẩm, dịch vụ. Có nhiệm vụ chính tác động vào người bán sản phẩm, dịch vụ hay khách hàng. Đẩy sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùn, còn gọi là (Push Marketing). Cả hai hỗ trợ nhau hướng tới nhiệm vụ chung là giải quyết nguồn ra cho doanh nghiệp và yếu tố này vô rất quan trọng trong việc kinh doanh.

Nhiệm vụ của Sales là bán các sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng, nhân viên Sales phải thương lượng về giá cả sản phẩm, dịch vụ và thuyết phục người tiêu dùng về việc mua càng nhiều hàng hóa càng tốt để có thể thu về lợi nhuận tối đa. Marketing là “con đường dài hơi” với khách hàng. Marketer phải thực hiện quy trình quảng cáo, tiếp thị về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng. Mặc dù Sales chính là Marketing nhưng Marketing không phải là Sales.

Đặc trưng của Sale Marketing là gì?

Nhiệm vụ chính của nhân viên Sale Marketing là nhân viên kinh doanh (nhân viên bán hàng) mục tiêu chính là tiếp cận với khách hàng một cách trực tiếp. Sử dụng mọi hình thức chẳng hạn như giới thiệu thông tin sản phẩm, dịch vụ tư vấn với mục đích hỗ trợ khách hàng tin dùng các dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với mong muốn của khách hàng. Việc là một Marketer bán hàng là một công việc không dễ dàng, và không đơn giản như bạn nghĩ.

Đặc trưng của Sale Marketing là gì

1. Nhiệm vụ của từng bộ phận Sale Marketing

Nhiệm vụ của từng bộ phận khác nhau nhưng đều hướng đến chung mục tiêu là giải quyết đầu ra của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

  • Trách nhiệm của bộ phận marketing

Xây dựng nhận thức đối với người tiêu dùng: cố gắng tạo ra nhận thức đối với người tiêu dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ là yếu tố quan trọng đầu tiên trong hoạt động bán hàng. Với việc tạo ra nhận thức đối với người tiêu dùng thành công có thể giúp khách hàng tiềm năng biết được sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu doanh nghiệp từ đó thúc đẩy khách hàng về việc sử dụng sản phẩm khi cần thiết.

Tăng tương tác với người tiêu dùng: Những cố gắng tham gia xây dựng hoạt động dựa trên các chiến dịch quảng bá nâng cao về những nhận thức ban đầu chính là yếu tố hỗ trợ tăng cường tương tác giữa thương hiệu và sản phẩm.

Chuyển đổi người tiêu dùng: Nhiệm vụ cơ bản của bộ phận Marketing là chuyển đổi người lạ trở thành người tiêu dùng tiềm năng và cái đích cuối cùng là chuyển đổi thành người tiêu dùng.

Duy trì khách hàng: Nhiệm vụ cơ bản của bộ phận Marketing là duy trì nhận thức sản phẩm và sự tham gia của khách hàng khi quyết định mua sản phẩm ngay sau khi mua hàng, bộ phận Marketing có thể giúp doanh nghiệp tăng lượng người tiêu dùng lặp lại theo quy trình. Thực hiện bằng các lời mời hội thảo hoặc bản tin email mục tiêu là hỗ trợ người tiêu dùng nhận ra được nhiều giá trị cốt lõi hơn từ một sản phẩm, dịch vụ.

  • Trách nhiệm của bộ phận Sales

Theo dõi người tiêu dùng: Nhiệm vụ theo sát người tiêu dùng tiềm năng được thống kê bởi  bên đội ngũ Marketing. Doanh nghiệp muốn thành công thì phải xây dựng được một quy trình hoạt động, bàn giao rõ ràng để người tiêu dùng tiềm năng được sự theo dõi kịp thời và phù hợp với tiêu chuẩn của bộ phận  sales.

Tạo ra mối quan hệ: Ngày nay, bán hàng hiện đại tập trung chủ yếu vào việc tạo ra mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu, tạo được niềm tin, sự uy tính của doanh nghiệp với khách hàng. Muốn trở thành một dân Sales chất lượng, hiệu quả có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và truyền trải một thông điệp để thuyết phục họ.

Chốt bán hàng: Hầu hết nhân viên Sales được đánh giá thông qua khả năng biến người tiêu dùng tiềm năng thành người tiêu dùng lâu dài của doanh nghiệp. Nhiều hình thức chốt Sales khác nhau như Telesales hay trực tiếp gặp mặt.

Duy trì người tiêu dùng: Nhân viên Sales có nhiệm vụ cải thiện việc duy trì khách hàng. Bằng cách đăng ký duy trì một người tiêu dùng, một nhân viên Sales của doanh nghiệp có thể quan tâm đến người tiêu dùng lâu dài. Với những cố gắng không ngừng nghỉ từ bộ phận sales để tạo ra các mối quan hệ vững chắc có thể hỗ trợ cải thiện khả năng duy trì và từ đó tăng được doanh số bán hàng.

Phân biệt nhân viên Sale Marketing vs nhân viên Sales

2. Kỹ thuật Sale Marketing là gì?

  • Kỹ thuật Marketing

Tiếp thị truyền thống: hay còn gọi là Outbound Marketing là các hoạt động tờ rơi, email trực tiếp, cold call hay quảng cáo truyền hình với mục đích đẩy sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng. Khả năng Outbound Marketing xây dựng nhận thức rộng rãi trong đối tượng người tiêu dùng tiềm năng hiệu quả.

Tiếp thị mới: Còn gọi là Inbound Marketing mục đích chính giáo dục người tiêu dùng trước khi thu hút họ. Thay vì thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng, hoạt động này có mục đích chính là tạo ra sự thích thú.

  • Kỹ thuật Sales

Khan hiếm cơ hội: Chiến thuật được dùng nhiều của các doanh nghiệp là việc ưu đãi trong thời gian có giới hạn, điều này xây dựng được cảm giác khan hiếm

Pain Point của người tiêu dùng:  Một nhân viên Sales hiệu quả là có thể làm nổi bật lợi ích, ưu điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến nhu cầu sử dụng cũng như mong muốn của người tiêu dùng. Có nghĩa là nhân viên Sales phải thấu hiểu được khách hàng, những thách thức diễn ra hằng ngày mà họ phải đối mặt và từ đó có phương án tập trung sản phẩm, dịch vụ để có thể giải quyết những yêu cầu đó. Với việc thể hiện sự quan tâm với người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng

Giả định chốt Sales: Với mục đích đặt người tiêu dùng vào tình huống họ đã đồng ý mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Thay vì nhân viên Sales hỏi: anh/chị có muốn trải nghiệm sản phẩm không? thì có thể hỏi: Khi nào anh/chị có thể sử dụng dịch vụ, để doanh nghiệp lên lịch giao hàng tới anh/chị?

Nhiêm vụ của Sale Marketing

Xây dựng đội ngũ bán hàng và tiếp thị phải nắm bắt vai trò của dịch vụ để doanh nghiệp có thể xây dựng các mục tiêu rõ ràng và hợp lý. Chủ đề hôm nay đã để cập chi tiết tới vấn đề Marketing, tạo nền tảng để doanh nghiệp của bạn có thể xác định, xây dựng phương án phù hợp để tương tác với người tiêu dùng. Chúc bạn thành công!