Marketing là gì? Ngành Marketing là gì? Marketer cần học gì?

Marketing là gì

Marketing là gì? Ngành Marketing là gì? Marketer cần học gì?

Theo thống kê của tổ chức nguồn nhân lực thành phố Hồ Chí Minh, trong top những nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao thì ngành Marketing có khoảng 30.000 lao động tương ứng với 10% nguồn nhân lực, với mức lương tương đối cao so với các lĩnh vực khác. Vậy marketing là gì? Vậy cần có những kiến thức gì để làm

Để giải đáp cho những thắc mắc này, chủ đề hôm nay sẽ cung cấp cho bạn thông tin về “Marketing là gì? Ngành Marketing là gì? Marketer cần học gì?”. Hy vọng, với bài viết này không chỉ cung cấp cho bạn kiến thức về ngành Marketing, mà hơn hết nữa sẽ là tiền đề bạn có thể chọn cho mình một lĩnh vực phù hợp, hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.

Marketing là gì?

 

Ngành Marketing là gì?

Định nghĩa Marketing

Marketing là hệ thống hoạt động tổng thể của các tổ chức được thiết kế nhằm thỏa mãn nhu cầu mong muốn của khác hàng với thông qua các hoạt động hoạch định, đặt giá, xúc tiến, tiếp thị và phân phối các sản phẩm, phát triển thương hiệu, dịch vụ, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu và là sự kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu

Yếu tố quan trọng của Marketing

1. Yêu cầu, nhu cầu, mong muốn

  • Yêu cầu là mong muốn có được lực lượng ủng hộ sản phẩm cụ thể và tạo sự thúc đẩy để tăng khả năng mua chúng . Yêu cầu  sẽ thay thế mong muốn nếu có sức mua hỗ trợ.
  • Nhu cầu của con người là một hiện tượng tâm lý, cảm nhận được cảm giác thiếu hụt một thứ gì đó. Con người cần có quần áo để mặc, thức ăn nước uống để tồn tại, cần có một nơi ở an toàn, và một vài thứ khác nữa duy trì sự sống. Không phải những nhu cầu này là do Marketer tạo ra, cũng không phải do xã hội thay đổi. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý và đời sống của con người.
  • Mong muốn là một nhu cầu tự nhiên, là cảm xúc, khao khát, hy vọng sở hữu được những thứ cụ thể để thỏa mãn sự nhu cầu bên trong. Đối với con người, nhu cầu thì ít nhưng mong muốn thì lại rất nhiều. Ví dụ: Một người có nhu cầu về trang phục họ sẽ mong muốn có những bộ quần áo hàng hiệu như Luis Vuitton, Nike hay Adidas, với nhu cầu về ăn uống họ lại mong muốn có được KFC với một ly trà sữa Gongcha hay được thưởng thức tại một nhà hàng 5 sao,…

Nhiều người mong muốn sở hữu một chiếc xế hộp để đi đường khỏi lo những vấn đề bụi bẩn, mưa nắng nhưng thực tế chỉ có một số ít người đủ khả năng và sẵn sàng chi trả để mua nó. Cho nên công ty phải ước chừng được có bao nhiêu người có mong muốn sở hữu sản phẩm, ngoài ra yếu tố quan trọng nhất là phải ước lượng có bao nhiêu người thực sự đủ khả năng, sẵn sàng bỏ tiền để mua nó.

Những Marketer không tạo ra nhu cầu, nhu cầu đã tồn tại trước khi Marketer ra đời. Cùng với những yếu tố tác động trong xã hội, marketer có ảnh hưởng đến mong muốn của khách hàng. Người làm Marketing ảnh hưởng đến yêu cầu bằng cách tạo ra sản phẩm phù hợp, thu hút, vừa vặn túi tiền và những yếu tố này hỗ trợ cho việc kiếm khách hàng mục tiêu trở nên dễ dàng.

Thị trường Marketing

2. Thị trường:

Thị trường của ngành Marketing là gì? Thị trường Marketing gồm tất cả người tiêu dùng hiện tại và kể cả khách hàng tiềm ẩn cùng có một mong muốn hoặc cụ thể, sẵn sàng và có khả năng chi trả để sở hữu nó. Cho nên, quy mô của thị trường phụ thuộc vào khách hàng có nhu cầu  và sẵn sàng đổi những tài nguyên của họ để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn. Đối với lĩnh vực kinh tế, các chuyên gia sử dụng thuật ngữ thị trường để nói về một tập thể những người mua và người bán trao đổi, giao dịch với nhau vể một sản phẩm cụ thể, như thị trường bất động sản, thị trường thời trang… Nhưng những Marketer họp người bán thành ngành sản xuất, coi thị trường là người mua.

3. Hàng hóa, dịch vụ:

Khách hàng thoả mãn được nhu cầu và mong muốn của mình thông qua sản phẩm sử dụng. Thuật ngữ hàng hóa, dịch vụ ở đây được gói gọn trong sản phẩm sử dụng. Yếu tố quan trọng của sản phẩm vật chất xuất phát từ những dịch vụ, lợi ích mang lại khi khách hàng sở hữu chúng.

Chúng ta sở hữu một cái bếp gas không phải để ngắm nhìn nó, mà là vì nó đảm bảo được dịch vụ nấu nướng, chúng ta sở hữu một chiếc mô tô phân khối lớn cũng không phải để chiêm ngưỡng mà vì nó cung ứng việc vận chuyển. Cho nên các phương tiện phục vụ cho đời sống của chúng ta chính là những sản phẩm vật chất thật sự.

Ngoài ra, còn tồn tại những yếu tố khác đảm bảo cho dịch vụ điển hình như: địa điểm, con người, địa điểm, các tổ chức, hoạt động,… Nếu bạn là một người ế, và đang muốn tìm một người để hẹn hò, thì bạn có thể tham gia các câu lạc bộ, hay các chương trình để tìm ra được một nửa kia của mình. Nếu bạn chán với việc xem bóng đá ở nhà, bạn có thể mua vé và xem trực tiếp ở sân vận động

Cho nên, ta sẽ sử dụng thuật ngữ sản phẩm để ám chỉ sản phẩm vật chất, sản phẩm dịch vụ và những phương tiện khác có khả năng thoả mãn một mong muốn hay một nhu cầu.

Dịch vụ Marketing

Ngành Marketing là gì?

Ngành Marketing là ngành bao gồm các hình thức hoạt động hướng tới người sử dụng nhằm thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của người sử dụng, thông qua phương án tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Mục đích chính của ngành Marketing là trở thành chiếc cầu nối bền chặt để liên kết giữa khách hàng mục tiêu với doanh nghiệp. Ngành Marketing bao gồm những mảng: Brand Marketing, Research Agency, Trade Marketing và Creative Agency. Và tùy theo phương án phát triển của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể đầu tư áp dụng chúng vào các giai đoạn phát triển khác nhau.

1. Mảng Trade Marketing là gì?

trade marketing là gì

Trade Marketing là hình thức hoạt động trực tiếp tại điểm bán hàng hỗ trợ cho việc bán hàng. Mục tiêu là cuốn hút sự quan tâm của khách hàng và gia tăng số lượng lượng sản phẩm bán. Các hình thức phổ biến trong Trade Marketing hiện nay như: hội thảo, phát tờ rơi, tổ chức các sự kiện, trang trí trưng bày sản phẩm, cung cấp mẫu thử, tổ chức các hoạt động giải trí cho khách hàng tại điểm bán…

2. Mảng Brand Marketing là gì? 

brand Marketing là gì

Brand Marketing là các hình thức hoạt động với mục đích xây dựng củng cố hình ảnh, sức mạnh thương hiệu. Một thương hiệu mạnh thể hiện ở chỗ khách hàng nghĩ tới đầu tiên khi nói về dịch vụ, sản phẩm cụ thể nào đó.

Cho nên, có những người mua hàng không phải hoàn toàn bởi vì chất lượng của sản phẩm mà phần lớn là do sự uy tín, tin dùng của thương hiệu mang lại. Vì vậy, việc xây dựng sức mạnh của thương hiệu là một yếu tố rất quan trọng để nhận được sự tin yêu của khách hàng. Thông qua các hoạt động truyền thông Brand Marketing diễn ra, ví dụ như mạng xã hội, youtube, TV, radio, báo chí, các tấm poster, banner trên mạng Internet, …

3. Mảng Create Agency của ngành Marketing là gì?

Create Agency là mảng cung cấp ý tưởng các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp. Để có thể truyền tải thông điệp của sản phẩm đến khách hàng thì cần có những ý tưởng độc đáo, sáng tạo. Người làm Create Angecy là người trực tiếp biến thông điệp thành âm thanh, hình ảnh đến khách hàng một cách hiệu quả tối đa.

4. Mảng Research Agency là gì?

Market Research là gì

Research Agency là mảng chuyên nghiên cứu các ý tưởng, các xu hướng mới của xã hội. Người làm Research Agency sẽ chuyên cung cấp thông số, kết quả một cách chính xác nhất. Với những kết quả nghiên cứu này, sẽ hỗ trợ cho Marketing có những thông số chính xác nhất, những vấn đề phát sinh, tâm lý người dùng,từ đó có thể lên phương án kế hoạch, phân tích hướng đi hiệu quả cho doanh nghiệp. Mảng Research Agency giống như người hùng thầm lặng đứng sau những chiến thắng ngọt ngào và thành công ấy.

Marketer cần học những gì?

Những lĩnh vực ngành Marketing là gì Marketer thành công thì cần có những yếu tố nào?

  • Lĩnh vực quảng cáo (Advertising)

Lĩnh vực quảng cáo trong nghành marketing

Bạn đang muốn trở thành một nhà quảng cáo chuyên nghiệp trong ngành Marketing? bạn sẽ nhận ra rằng các Advertising sẽ làm việc với hầu hết khía cạnh của ngành Marketing từ ý tưởng đến phương án thực hiện chiến lược quảng cáo. Công việc quảng cáo bao gồm những mảng khác nhau: Media Buyer, Account Management, Account Planner.

Media Buyer: Công việc của họ là tìm kiếm phương tiện để đặt quảng cáo. Media Buyer dùng số liệu từ nghiên cứu nhân khẩu học có thể tìm kiếm được nơi lý tưởng có thể để thực hiện không gian quảng cáo.

Account Management: Công việc là quản lý tài khoản đóng có nhiệm vụ là người liên lạc giữa các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp và khách hàng. Hoạt động thực hiện quảng cáo bằng cách tạo đúng theo lịch trình và phân bố ngân sách phù hợp.

Account Planners: công việc chủ yếu là quan tâm nhiều hơn vào khách hàng mục tiêu. Tiến hành hoạt động nghiên cứu về nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu. Dùng nghiên cứu đó để nắm rõ được điều gì thúc đẩy hành vi mua sản phẩm trên thị trường của khách hàng.

Lĩnh vực Quảng cáo – Advertising liên quan đến sự sáng tạo, đa dạng, dựa trên những ý tưởng độc đáo.

  • Lĩnh vực quản lý nhãn hàng (Brand Management)

Lĩnh vưc Brand Manager

Quản lý thương hiệu thường được xem như là các chủ doanh nghiệp nhỏ và trách nhiệm của họ dành cho một nhãn hiệu hoặc nhiều nhãn hiệu. Họ luôn luôn phải tập trung để xây dựng một bức tranh lớn. Nhiệm vụ của họ là nắm bắt được bản chất của nhãn hiệu sản phẩm tiêu dùng, từ đó biết được các đối thủ cạnh tranh trong danh mục thương hiệu của doanh nghiệp, từ đó tìm ra phương án Marketing và có thể truyền đạt đến công chúng những thông tin, lợi ích độc đáo của dịch vụ hay sản phẩm tiêu dùng.

Trách nhiệm của người quản lý thương hiệu là hướng dẫn nhóm Market Research bằng cách lên phương án chương trình nghị sự, đáp ứng được mục tiêu và cũng chọn sự cuốn hút cho người sử dụng, giống như công bố mẫu sản phẩm, thông tin lợi ích, hình ảnh, video clip liên quan đến sản phẩm. Khi quá trình nghiên cứu kết thúc, nhiệm vụ của người quản lý thương hiệu là phân tích thông tin, dữ liệu được thu thập sau đó lên phương án phát triển chiến lược Marketing.

  • Lĩnh vực nghiên cứu thị trường (Market Research)

Market Research

Lĩnh vực nghiên cứu thị trường của ngành Marketing là gì? Nó có nhiệm vụ của vị trí này thực hiện những hoạt động liên quan đến việc nghiên cứu các mục đích theo nhu cầu. Để một công ty có thể nắm bắt được thông tin thị trường, đầu tiên doanh nghiệp phải nắm rõ thị trường mục tiêu muốn hướng đến. Nghiên cứu là quá trình đầu tiên nắm rõ nhu cầu khách hàng, yêu cầu của họ là gì, thói quen mua hàng của họ là gì? Thực hiện các hoạt động bằng cách sử dụng các khảo sát thông tin, xem xét các nghiên cứu. Việc làm này hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu thu thập thông tin, dữ liệu hướng đến mục đích tiêu dùng của khách hàng với một thương hiệu cụ thể. Việc nghiên cứu thị trường có thể thực hiện bằng cách: công ty tự thực hiện nghiên cứu hoặc thuê một công ty chuyên về lĩnh vực nghiên cứu để thực hiện.

Marketer cần có những yếu tố nào để trở thành một Market Researcher giỏi ? Một người Market Research phải có khả năng phân tích định lượng, định tính để thu thập dữ liệu từ khách hàng một cách tối đa, từ đó phân tích và thống kê báo cáo theo yêu cầu.

  • Lĩnh vực quan hệ công chúng (Public Relations)

Public Relations là gì

Nhiệm vụ của lĩnh vực Quan hệ công chúng (hay còn gọi là PR) là quản lý truyền thông thông qua giao tiếp khách hàng, nhà đầu tư, công chúng và nhân viên. Những phát ngôn của họ đại diện cho bộ mặt của công ty. Nhiệm vụ chủ yếu là viết thông cáo báo chí để quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm mới, những quan hệ hợp tác của công ty. Đa phần thời gian của họ là để trả lời các câu hỏi từ nhà báo hoặc bình luận cho kênh truyền thông.

Muốn là một Public Relations giỏi, bạn cần có khả năng giao tiếp thật tốt, kỹ diễn đạt cả bằng lời nói và văn bản, tự tin, trao đổi thông điệp một cách hiệu quả. Các chuyên gia lĩnh vực Quan hệ công chúng là người có suy nghĩ nhanh, có tính quyết đoán, hướng ngoại và có sức thuyết phục cao cũng như có tính cách hướng ngoại.

  • Lĩnh vực Promotion

Lĩnh vực Promotion

Lĩnh vực Promotion của ngành Marketing là gì?

Promotions có nhiệm vụ xây dựng các chương trình quảng bá tương ứng với các chương trình quảng cáo như phiếu giảm giá, quà tặng, rút thăm trúng thưởng, quà tặng khi mua. Để quảng cáo các chương trình đặc biệt này, nhóm Promotions gửi thông báo trực tiếp cho khách hàng bằng Email, trưng bày sản phẩm, thực hiện quản cáo và các event đặc biệt.

ngành marketing là làm gì

Lĩnh vực Marketing là mảng phát triển, thu hút, ngoài ra còn là xu thế của hiện tại . Nếu bạn muốn trở thành một Marketer giỏi trong ngành Marketing này, bạn phải có khả năng chịu được áp lực khi làm việc trước thời hạn của dự án đặt ra. Chủ đề ngày hôm nay hy vọng sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng thể về Marketing, là bước đệm để bạn chọn một lĩnh vực phù hợp. Chúc các bạn thành công!