Digital Agency là gì? Các vị trí công việc tại Digital Agency
Hiện nay, Digital Agency đang dần trở thành một khái niệm khá là phổ biến với nhiều người đặc biệt là các doanh nghiệp. Sở dĩ chúng ta đang ở thời đại kỹ thuật số, nên việc trao đổi buôn bán trên Internet ngày diễn ra càng phổ biến, do đó không thể thiếu những hoạt động quảng cáo hình ảnh sản phẩm/dịch vụ hay còn được gọi là Digital Marketing. Chính vì thế sự hiện diện của nhiều đơn vị Agency chính là điều cần thiết cùng JPWEB tìm hiểu chi tiết hơn Digital Marketing Agency là gì nhé!
Digital Agency là gì?
Digital Agency là một thuật ngữ được gắn ghép bởi từ 2 khái niệm đó chính là Digital Marketing và Agency. Và chúng cũng được thể hiện được hết chức năng nổi bật của mình từ 2 khái niệm này.
Digital Marketing là gì?
Digital Marketing được hiểu đơn giản là một chiến lược quảng bá thương hiệu sản phẩm/ dịch vụ thông qua phương tiện Internet là chủ yếu.
Tại đây, bạn cũng có thể thực hiện được các hoạt động Marketing và trao đổi thông tin chính thức. Thuật ngữ này nhấn mạnh đến 3 yếu tố chính: cách thức, mục đích và hành động. Đơn giản hơn là bạn dùng Digital Marketing để tiếp cận khách hàng thông qua môi trường kỹ thuật số bằng cách tương tác với họ.
Digital Agency là gì?
Digital Agency hiểu nôm na là một loại hình công ty sẽ đảm nhận mọi trách nhiệm về lĩnh vực truyền thông quảng cáo, tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ thông qua Digital. Đây là công ty chuyên kinh doanh chuyên về lĩnh vực Marketing, họ có thể nhận cung cấp những dịch vụ quảng bá cho nhiều doanh nghiệp, công ty khác khi họ có nhu cầu.
Để làm được trong công ty Digital Agency, những kỹ năng thiết yếu bạn cần phải có là gì? Những yêu cầu như: Kỹ năng lập trình hoặc Coding, kỹ năng Ad Network, Display Ads, Paid Search, CPM, CPC, CPA,… Ngoài ra, tùy theo mỗi loại sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang nhận chạy quảng cáo. Bạn phải đảm bảo có sự tìm hiểu thấu đáo và phải nắm được những kiến thức cơ bản về nó trước khi thực hiện.
Agency là gì?
Như đã nói ở trên, Agency là một dạng công ty cung cấp dịch vụ truyền thông quảng cáo. Họ hoạt động nhằm với mục đích cung cấp các dịch vụ tiếp thị quảng cáo cho những công ty khác một cách chuyên nghiệp. Qua đó, giúp cho chủ doanh nghiệp tiện lợi hơn, tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng. Đương nhiên, kết quả dẫn đến đó chính là lợi nhuận thu về sẽ nhiều hơn.
Thông thường, Marketing sẽ có 4 chữ P quan trọng đó là: Product (Sản phẩm) – Price (Giá cả) – Place (Phân phối) – Promotion (Chiêu thị). Tại nhiều công ty, bạn thấy họ chỉ tập trung chỉ được vào 3 chữ P đầu. Trong khi đó, chữ P cuối mới là chữ P quan trọng và đáng giá nhất.
Những vị trí công việc trong Digital Agency là gì?
Vị trí những công việc hoàn chỉnh của một công ty Digital Agency sẽ bao gồm những thành phần không thể thiếu sau đây:
- Copywriter – Người sáng tạo nội dung
- Designer – Phù thủy hình ảnh
- Photographer – Hỗ trợ đắc lực của Designer
- Film Director – Đạo diễn TVC
- Media Planners – Người lập kế hoạch
- Media Buyers/ Booking – Vị trí đối ngoại then chốt
- Account Executive (Junior)
- Account Manager – Người đứng đầu
Chiến lược Digital Agency bao gồm những phần nào?
Chiến lược Digital Agency thường sẽ được chia thành 2 loại chính, bao gồm: Chiến lược kéo và chiến lược đẩy. Với hai chiến lược này có thể bổ sung, hỗ trợ qua lại cho nhau hoàn thiện hơn. Cụ thể:
- Chiến lược kéo: Là một hình thức căn cơ và dài hạn dùng để tiếp cận khách hàng theo cách bị động. Nghĩa là dùng để quảng cáo, tiếp cận khách hàng bằng cách để khách hàng chủ động tìm ra sản phẩm của bạn thông qua các hoạt động tìm kiếm Website, Blog,…
- Chiến lược đẩy: Giúp cho doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm ra rộng khắp thông qua nhiều hình thức tương tác đa dạng như: quảng cáo bằng Banner trên các Website, gửi hàng loạt tin nhắn SMS hoặc Email,… Chiến dịch này tạo ra nhằm để mục đích tìm kiếm đối tượng quan tâm để bán hàng.
Trên đây là những thông tin được chia sẻ đến bạn đọc về Digital Agency là gì và cũng nhưnhữngc loại hình Agency phổ biến khác. Trên thực tế, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hình công ty Agency khác nhau rất đa dạng dịch vụ. Tuy nhiên, chung quy lại thì chúng ra đời dù là ở hình thức hoạt động nào đi chăng nữa cũng là để phục vụ cho mục đích quảng bá và chiêu thị sản phẩm đến khách hàng.