Site map là gì? Cách tạo file sitemap.xml

Site map là gì? Cách tạo file sitemap.xml

Site map là gì đó là một phần rất quan trọng trong việc tối ưu hóa bất kỳ trang web nào. Ngoài ra sitemap được ví như là một bước đi vô cùng quan trọng, để những con “bot” Google đến với tất cả các nội dung trên website một cách nhanh chóng hơn. Với bài viết hôm nay, JPWEB sẽ cùng các bạn giải đáp “tất tần tật” về Sitemap cũng như cách tạo file sitemap.xml như thế nào và khai báo đơn giản nhé.

Site Map là gì?

Site map (sơ đồ web): là một tập tin văn bản có chứa tất cả các URL (đường dẫn) của một trang website. Sơ đồ này giúp các công cụ tìm kiếm tìm thấy, thu thập dữ liệu và lập chỉ mục (index) nội dung trang web của bạn. Toàn bộ công việc của Sitemap là hướng dẫn cho các bộ máy tìm kiếm để thu thập thông tin của trang web sao cho một cách hiệu quả bên cạnh đó đồng thời cập nhật những thay đổi trên trang web.

Các loại Sitemap bạn cần biết

Cơ bản để tạo file sitemap.xml thì có 2 loại khác nhau

Phân loại cấu trúc có 2 loại Sitemap: XML và HTML

XML Sitemap: được tạo ra để giúp “bot” công cụ tìm kiếm crawl website dễ dàng, nhanh chóng hơn.

HTML Sitemap: Giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm, và truy cập vào các tài nguyên trên website nhờ sự thân thiện, tiện lợi trong lối thiết kế giao diện website. Để cải thiện được thứ hạng trên website bằng cách tối ưu trải nghiệm người dùng (User Experience) trên trang HTML Sitemap.

Vậy giữa XLM và HTML chúng ta nên dùng cấu trúc nào? Với câu hỏi đã gây ra nhiều tranh cãi, để trả lời 1 cách chính xác thì chúng nên sử dụng cả 2. Vì khi làm SEO chúng ta nên cần phải dung hòa giữa 2 bên: giao thoa giữa người dùng và BOT công cụ tìm kiếm.

Phân loại theo định dạng

Theo định dạng thì chia là 4 loại chính sau:

News Sitemap: Sitemap này cho phép bạn kiểm soát được nội dung gửi đến Google news. Sơ đồ này sẽ giúp Google news tìm thấy nội dung mới trong website của bạn nhanh chóng hơn.

Image Sitemap: Lưu trữ những thông tin liên quan đến hình ảnh được lưu trữ trên các website. Sử dụng Sitemap này để tối ưu hóa khả năng trả kết quả bằng hình ảnh của Google.

Video Sitemap: Đây là dạng sơ đồ chứa những thông tin tổng hợp, lưu trữ những video nằm trong website của bạn.

Mobile Sitemap: Loại sitemap này chỉ cần thiết khi website bạn có những trang hiển thị trên thiết bị di động. Theo John Muller, dù bạn có tạo Mobile Sitemap thì nó cũng không giúp tăng điểm Mobile-Friendly cho website của bạn.

Ngoài 4 loại trên tạo file sitemap.xml còn có các loại như: Sitemap-category.xml, Sitemap-articles.xml, Sitemap Index, Sitemap-products.xml…

Hướng dẫn tạo sitemap cho website

Tạo Sitemap cho website WordPress

Bạn có thể lựa chọn các plugin như Google XML Sitemaps hoặc các loại plugin bên ngoài như Yoast SEO hay bất cứ loại nào mà bạn cảm thấy có chức năng dễ dàng sử dụng nhé.

Chuẩn bị đầu tiên

Đầu tiên, bạn cần truy cập vào trang admin của WordPress:

Sau đó tiến hành  đăng nhập vào WordPress, gõ tên miền và thêm /wp-admin.

Ví dụ: website wordpress của bạn URL: xyz.com/wp-admin.

Sau khi truy cập, bạn cần đăng nhập bằng tên tài khoản và mật khẩu.

Tạo Sitemap với Yoast SEO

Đối với việc tạo Sitemap với Yoast SEO thì rất dễ thực hiện, các bạn hãy làm theo các bướt:

Bước 1: Đăng nhập vào website WordPress và mở sitemap XML ở một tad khác.

Bước 2: Cài đặt Yoast tại Content Types, tiếp theo click vào Search Appearance

Bước 3: Ở bước này các bạn sẽ thực hiện với tab Taxonomies và Archives ở trong phần Giao diện tìm kiếm của plugin Yoast SEO nhé

Tại đây bạn có thể cho hiển thị các Categories và Tag. Tiếp theo tối ưu hóa các đơn vị phân loại để chúng có giá trị hơn đối với các công cụ tìm.

Bước 4: Tùy chỉnh các sitemap. Mở XML sitemap index. Click vào các sitemap website để mở ra một tab mới.

Mục đích: là đánh giá các trang trong từng sitemap. Xem qua từng sitemap trên website, và từng URL xem xem mỗi phần nội dung có mang lại ích cho người đọc hay không.

Để loại trừ các URL riêng lẻ khỏi sitemap XML, click vào “Edit Page” ở đầu mỗi trang hoặc bài đăng muốn loại trừ.

Trong trình chỉnh sửa trang, cuộn xuống metabox Yoast SEO. Click vào biểu tượng bánh răng “Advanced Settings” và đặt “Allow search engines to show this Page in search results?” thành “No“.

Cuối cùng, nhấn vào ” Update” ở góc trên cùng bên phải của trang để lưu các cài đặt này. Lặp lại quy trình này cho từng trang bạn muốn loại trừ khỏi từng sitemap.

13 cách để tối ưu tạo file sitemap.xml để thúc đẩy giá trị SEO hiệu quả

  1. Sử dụng plugin tool để tạo Sitemap một cách tự động

  2. Ưu tiên các trang chất lượng cao trong Sitemap

  3. Hãy đặt phiên bản canonical của URL trong Sitemap

  4. Khai báo Sitemap của bạn đến Google

  5. Các vấn đề về lập chỉ mục

  6. Sử dụng tag Robots Meta thay vì Robots.txt

  7. Tạo XML Sitemap động cho những trang web lớn

  8. Không được đưa URL ‘noindex’ vào Sitemap

  9. Chỉ cập nhật thời gian sửa đổi khi có thay đổi quan trọng

  10. Sử dụng XML Sitemap và RSS/Atom Feeds

  11. Đừng quá lo lắng về cài đặt ưu tiên

  12. Tạo nhiều Sitemap nếu website chứa hơn 50.000 URL

  13. Giữ kích thước file nhỏ nhất có thể

Kết luận

Sitemap là một công cụ đem lại những lợi ích và cũng cung cấp thêm những chức năng đáng kể cho quá trình làm SEO. Tăng khả năng hỗ trợ bots, giúp Google tìm kiếm đến những bài viết trong website của bạn một cách nhanh chóng và dễ dàng. Từ đó tối ưu  hóa khả năng hiển thị của website lên SERPs.

Đây là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc nâng cao khả năng nhận diện cho website.

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn Site map là gì, và cách tạo file sitemap.xml như thế nào cho hiệu nhằm hỗ trợ cho công việc SEO của các bạn. Chúc bạn sớm thành công!