B2C và B2B là gì? Phân biệt mô hình B2B và B2C
Nhắc đến lĩnh vực bán hàng trực tuyến, marketing thì thuật ngữ B2C và B2B được sử dụng phổ biến nhất. Vô cùng khó khăn để hiểu rõ được đặc điểm của nó. Bài viết dưới đây sẽ giải thích B2C và B2B là gì? Phân biệt mô hình B2B và B2C giống và khác nhau như thế nào?
B2C và B2B là gì?
B2C là gì?
– Định nghĩa: B2C là từ viết tắt của Business To Consumer, là mô hình kinh doanh mô tả giao dịch từ doanh nghiệp đến khách hàng. Quá trình mua bán sản phẩm diễn ra trực tiếp trên Internet giữa người tiêu dùng và dịch vụ của doanh nghiệp. Mô hình này rất phổ biến trên toàn thế giới. Chẳng hạn, bạn muốn mua một trang web chuẩn SEO từ một cửa hàng dịch vụ trên mạng. Đó chính là mô hình B2C, và cửa hàng laptop chính là doanh nghiệp B2C. Muốn phát triển mô hình này thì doanh nghiệp cần có một cửa hàng trực tuyến thu hút khách hàng. Ngoài ra, đặc điểm B2C không cầu kỳ, đơn giản về kỹ thuật, tính pháp lý nên nó luôn được doanh nghiệp lựa chọn làm mô hình kinh doanh.
– Đặc điểm: Theo truyền thống, người dùng đến cửa hàng để mua sắm, ăn uống và sau đó trả tiền đó được gọi là B2C. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, cùng với nhu cầu mua sắm cao, mô hình B2C đã có chuyển biến mới dưới hình thức thương mại điện tử, buôn bán trực tuyến qua Internet.
– Các loại mô hình phổ biến:
- Bán hàng trực tiếp: Người dùng mua hàng trực tiếp qua doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất.
- Bán hàng thông qua trung gian trực tuyến: Đây là người kết nối giữa doanh nghiệp và người dùng.
- Mô hình thông qua quảng cáo: Người dùng truy cập vào trang web để mua hàng với nội dung miễn phí.
- Mô hình thông qua cộng đồng: Doanh nghiệp quảng bá sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội, từ đó xây dựng được thông tin của người dùng về tuổi tác, sở thích, nơi ở. Từ đó giúp doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm trực tiếp đến tay người dùng.
- Mô hình dựa trên việc thu phí: Khi truy cập vào nội dung một số trang web sẽ tính phí người dùng, vẫn có một số nội dung miễn phí nhưng hầu hết đều có giới hạn khi dùng.
B2B là gì?
– Định nghĩa: B2B là từ viết tắt của Business to Bussiness, là hình thức kinh doanh, hợp tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các hoạt động giao dịch thường sẽ diễn ra trên cái kênh thương mại hoặc sàn giao dịch điện tử. Với những giá trị hợp đồng cao hay giao dịch phức tạp, doanh nghiệp bắt buộc phải trao đổi và ký hợp đồng bên ngoài. Chẳng hạn, tập đoàn Vingroup sản xuất điện thoại Vmart, sản phẩm sẽ được nhập về cửa hàng Thế giới di động, và cuối cùng khách hàng sẽ mua điện thoại trực tiếp ở cửa hàng Thế giới di động hoặc online.
– Đặc điểm: Theo truyền thống, B2B là mô hình được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì lợi ích và hiệu quả mang lại cao. Các doanh nghiệp có cơ hội hợp tác cùng phát triển và hỗ trợ nhau trên thị trường.
– Các loại mô hình phổ biến:
- Hình thức nghiêng về bên mua: Đơn vị kinh doanh nhập các sản phẩm theo nhu cầu cần mua từ một bên thứ ba. Sau đó sẽ phân phối cho cửa hàng để đưa đến tay người dùng. Hiện tại, thì hình thức này ít gặp vì doanh nghiệp luôn muốn cung cấp đến đối tác của mình thay vì thông qua bên thứ ba.
- Hình thức nghiêng về bên bán: Hình thức B2B này thì thường được sử dụng hơn. Doanh nghiệp có một trang web thương mại điện tử với mục đích chuyên cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho các đơn vị thứ ba hoặc khách hàng. Hình thức này phù hợp với cách doanh nghiệp muốn cung cấp sản phẩm với số lượng lớn.
- Hình thức B2B trung gian: Phổ biến nhất vần là hình thức trung gian. Các sàn giao dịch thương mại điện tử sẽ là nơi trao đổi sản phẩm giữa hai doanh nghiệp. Và hiện tại có rất nhiều sàn giao dịch điện tử lớn: Amazon, Lazada, Tiki, Shopee,… Ở các sàn thương mại điện tử này, các doanh nghiệp gửi thông tin sản phẩm để quảng bá, các doanh nghiệp có nhu cầu sẽ đặt hàng và giao dịch sẽ được kiểm soát bởi những điều kiện ràng buộc của sàn thương mại điện tử.
- Loại hình thương mại hợp tác: Giống với mô hình hợp tác B2B trung gian nhưng nó thuộc quyền sở hữu của nhiều đơn vị và có tính chất tập trung. Thường hiển thị dưới dạng: Sàn giao dịch Internet, chợ trên internet, chợ điện tử, thị trường điện tử,….
Chúng ta vừa tìm hiểu hai mô hình B2C và B2B là gì? Vậy hai mô hình này khác nhau như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin.
Phân biệt mô hình B2B và B2C
1. Vấn đề đối tượng khách hàng
- B2B: Mô hình kết hợp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
- B2C: Mô hình kết hợp giữa doanh nghiệp với khách hàng (người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp mua về để tiêu dùng).
B2B diễn ra phức tạp hơn, an toàn phải đảm bảo tối đa.
2. Vấn đề về đàm phán giao dịch
- B2B: Mô hình gồm nhiều yếu tố như thông tin sản phẩm, giá cả, phương thức giao nhận hàng của sản phẩm.
- B2C: Các yếu tố đàm phán, giao dịch khá đơn giản. Điều này hỗ trợ cho các cửa hàng bán lẻ đưa thông tin sản phẩm, dịch vụ của họ một cách đơn giản để trở thành một cửa hàng trực tuyến trên internet.
Dựa trên những vấn đề đó, các ứng dụng thương mại điện tử ra đời phục vụ cho những sản phẩm hoàn chỉnh về thông tin.
3. Vấn đề về quy trình Marketing:
Nhiều người cho rằng, Marketing giữa B2B và B2C là hoàn toàn giống nhau. Mục đích chỉ là tiếp thị đến con người. Nhưng thực tế nó khác nhau.
B2B phụ thuộc chủ yếu vào tiếp thị và phát triển mối quan hệ. Nếu bạn muốn tập trung chủ yếu vào người tiêu dùng để thống lĩnh B2B thì nó sẽ làm tổn thất nặng nềngân sách nhưng không hiệu quả. Chiến lược B2B và B2C những bước đầu có phần giống nhau:
- Khách hàng của bạn là ai?
- Bạn muốn truyền tải thông điệp gì? Khách hàng có muốn nghe điều đó không?
Và những hoạt động tiếp theo sẽ hoàn toàn khác nhau.
4. Vấn đề về quá trình bán hàng:
Quá trình bán hàng của B2B:
- Dẫn dắt bởi mối quan hệ
- Tối ưu giá trị của mối quan hệ
- Thị trường nhỏ có tính tập trung
- Quá trình mua hàng gồm nhiều bước và diễn ra lâu hơn.
- Với giá trị mối quan hệ cá nhân tạo ra thương hiệu
- Các hoạt động diễn ra dựa trên sự nhận thức và hiểu biết
- Mua hàng dựa trên thị trường và giá trị của nền kinh tế mang lại
Quá trình bán hàng của B2C:
- Dẫn dắt bởi sản phẩm
- Tối ưu giá trị giao dịch
- Thị trường lớn
- Quá trình mua hàng gồm từng bước và diễn ra ngắn hơn
- Với giá trị về hình ảnh và sự lặp lại của sản phẩm tạo nên thương hiệu
- Các hoạt động buôn bán dựa trên các hoạt động mua hàng
- Mua hàng dựa trên cảm xúc, hoàn cảnh và chi phí phải trả
Mục tiêu quá trình bán hàng
- B2B: Biến những khách hàng tiềm năng thành khách hàng rồi từ khách hàng chuyển thành khách hàng thân thiết. Hoạt động này gồm nhiều bước diễn ra phức tạp và lâu hơn. Các hoạt động tiếp thị diễn ra bằng cách: Gửi email, điện thoại, qua trang web, nhân viên chăm sóc khách hàng. Ngoài ra cần xây dựng tốt các mối quan hệ bằng nhiều hình thức tiếp thị khác nhau.
- B2C: Biến người xem sản phẩm ở cửa hàng hay trang web thành người mua hàng. Sử dụng các hoạt động tính điểm, khuyến mãi để thu hút khách hàng. Vì là giao dịch ngắn về thời gian, nên việc quan trọng nhất là nhanh chóng nắm bắt được xu hướng của khách hàng.
Với bài viết này, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu tất tần tật hơn về B2C và B2B là gì? góp phân cung cấp thông tin để bạn có thể chọn được mô hình kinh doanh phù hợp. Chúc các bạn thành công!