Freelancer là gì? Top 10 nghề được Freelancer thích nhất

freelancer là gì?

Freelancer là gì? Top 10 nghề được Freelancer thích nhất

Chắc hẳn bạn đã nghe qua rất nhiều câu chuyện về những người đã chấp nhận từ bỏ công việc fulltime các công ty để về làm công việc ,dự án của riêng mình, đó cũng chính là xu hướng hiện nay. Vừa tự chủ về thời gian, vừa có được nguồn thu nhập đáng mơ ước. Vậy bạn đã bắt kịp xu hướng và hiểu rõ về Freelancer là gì chưa? Bạn muốn theo đuổi công việc này chứ? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, và những nghề được các freelancer yêu thích nhất.

Freelancer là gì ?

  • Khái niệm về Freelancer: Vào đầu thế kỷ 19, hai từ “Free Lancer” được dùng để chỉ cho những người lính đánh thuê, với bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào trả cho họ nhiều của cải nhất, họ sẽ sẵn sàng phục vụ. Ngày nay, Freelancer là người làm việc độc lập, không bị kiểm soát bởi một cá nhân hoặc một tổ chức bất kỳ nào, tự do về thời gian địa điểm làm việc, tự do về khách hàng và dịch vụ họ muốn hợp tác. Freelancer được trả tiền để hoàn thành những công việc của khách hàng, hoặc dự án bất kỳ với hợp đồng ngắn hạn. Với dịch vụ của họ đưa ra, nó như một chiến trường và ở đó các công ty trả giá cao nhất để có được những dịch vụ tốt nhất. Và các hoạt động trao đổi, ký kết hợp đồng giữa Freelancer và khách hàng đa số được diễn ra thông qua internet hoặc với các website giới thiệu, cũng có thể là một trang trung gian cung cấp dịch vụ.
  • Cơ hội tồn tại và phát triển của Freelancer Việt Nam: Nhiều người cho rằng Freelancer là người làm việc miễn phí, đó là một nhận định sai lầm phổ biến. Thực chất, Freelancer là người có nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực của họ. Không giống như việc thuê nhân sự, chủ dự án sẽ không phải trả thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho Freelancer, đó là một khoảng phí khổng lồ. Cho nên, hiện nay nhiều công ty có xu hướng thuê Freelancer để giảm thiểu chi phí và không cần chắc chắn phải hợp tác lâu dài với họ.

Ưu điểm và nhược điểm của Freelancer:ưu điểm và nhược điểm của freelancerLàm Freelancer có lợi hay có hại?

Bạn hãy cân nhắc thật chắc chắn những cái lợi ích và tác hại của mô hình làm việc này, khi quyết định trở thành một Freelancer.

Ưu điểm khi bạn là một Freelancer

  • Chủ động về địa điểm làm việc: Bạn không phải phụ thuộc vào một công ty hay một tổ chức nào, vì vậy hàng ngày bạn không phải bất chấp nắm mưa đi hàng chục cây số để đến cơ quan rồi ngồi một chỗ để làm việc với bốn bức tường lạnh ngắt. Thay vào đó bạn có thể làm việc ở bất kỳ đâu. Có thể hôm nay bạn làm việc ở nhà, rồi ngày mai làm việc ở quán cà phê xinh xắn nào đó ở Hồ Chí Minh, hay thậm chí ngày kia bạn có thể vừa làm việc vừa ngắm cây cỏ thưởng thức một ly cà phê ở Đà Lạt mộng mơ.
  • Thời gian làm việc linh hoạt: Với Freelancer, bạn có thể làm việc bất cứ lúc nào miễn sao bạn hoàn thành đáp ứng được yêu cầu của khách hàng đưa ra. Sáng bạn cảm thấy mệt hay muốn ngủ nướng thì cứ việc thực hiện, rồi tối làm bù. Bạn đang chán cảnh ngột ngạt ở nơi bạn sống và muốn đi du lịch ở đâu đó, thì bạn có thể ngưng việc để nghỉ ngơi mà không sợ bị bất kỳ một ai phàn nản hay đuổi việc. Và quan trọng, điều này sẽ giúp bạn chăm sóc bản thân của mình nhiều hơn.
  • Gỡ bỏ những quy định ràng buộc khắt khe: Mỗi ngày bạn phải gò bó trong những bộ đồng phục công sở không được thoải mái, và chạy trên chiếc xe máy của mình để đến cơ quan làm việc, nhưng vì một lý do nào đó ví dụ như kẹt đường chẳng hạn khiến bạn phải không thể đến đúng giờ và rồi kết quả là bị phạt.
  • Trau dồi và phát triển bản thân, công việc liên quan: Khi bạn là một Freelancer, tức là bạn sẽ làm sếp của chính  mình, vì vậy bạn sẽ thoải mái được phát huy sức sáng tạo và phát triển ý tưởng của mình. Thậm chí bạn có thể thay đổi phong cách, phương pháp làm việc của mình. Ngoài ra, bạn có thể thử sức với nhiều lĩnh vực khác nhau, làm nhiều dự án khác nhau từ đó bạn có thể phát triển được bản thân, có thêm kinh nghiệm, phương pháp mới để làm việc hiệu quả hơn.
  • Tạo được nhiều mối quan hệ: Khi bạn là một Freelancer, bạn sẽ gặp được nhiều khách hàng với nhiều lĩnh vực khác nhau, bạn có thể làm quen, học hỏi kinh nghiệm. Từ những mối quan hệ như thế này, bạn có thể có thêm nhiều khách hàng, nhiều dự án hơn.
  • Thu nhập hấp dẫn: Khi bạn là một Freelancer có sức làm thì bạn có thể làm nhiều công việc một lúc, miễn sao đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Khi Freelancer đã có kinh nghiệm và kiến thức, thì đó là cơ hội để Freelancer phát triển cao hơn ở bất kỳ doanh nghiệp nào cả trong và ngoài nước.

ưu điểm của nghề freelancer

Nhược điểm khi bạn là một Freelancer 

  • Về mặt thời gian: Mặc dù bạn có thể linh hoạt về thời gian, những vấn đề quan trọng bạn phải hoàn thành đúng tiến độ dự án được giao. Bạn phải chạy đua với thời gian để không làm mất uy tín của mình đối với khách hàng.
  • Thu nhập không ổn định: Với một Freelancer, có lúc có dự án không đếm xuể, có lúc lại rơi vào tình trạng thất nghiệp. Bấp bênh trong thu nhập là lý do chính mà nhiều người đã từ bỏ việc làm Freelance.
  • Phúc lợi việc làm: Freelancer không được hưởng bất kỳ những phúc lợi, các chính sách ưu đãi của công ty.

Top 10 nghề được Freelancer yêu thích nhất

top 10 freelancer được yêu thích nhất

1. Nghề viết lách: Viết lách là một công việc cổ điển luôn luôn được sự lựa chọn hàng đầu trong Freelancer. Điều quan trọng nhất là khả năng viết lách, bạn phải hiểu rõ được vấn đề bạn đang muốn viết. Với công việc này bạn phải thực sự chăm chỉ vì bạn phải hoàn thành khối nội dung công việc rất lớn.

nghề viết lách

2. Nghề dạy học trực tuyến: Công việc của bạn phải làm là dạy học cho các bạn học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng đại học trên mạng internet. Đa số các công ty sẽ tuyển nguồn nhân lực ưu tiên người có đã có kinh nghiệm và kèm theo đó là bằng cấp. Ngoài ra họ còn yêu cầu chứng chỉ giảng dạy và kinh nghiệm đứng lớp, đôi khi một vài vị trí được tuyển không yêu cầu gắt gao về bằng cấp hay kinh nghiệm đứng lớp.

3. Nghề thiết kế web: Với sự phát triển của công nghệ, yêu cầu của thiết kế web cũng trở nên đa dạng hơn, Freelancer sẽ thiết kế web để đảm bảo được yêu cầu của khách hàng đưa ra. Và tùy vào nhu cầu của khách hàng thì giá cả nó sẽ khác nhau. Đa số khách hàng thuê Freelancer để thiết kế web là những cửa hàng nhỏ, công ty nhỏ, nên về chức năng thì không yêu cầu cao.

thiết kế web4. Nghề cung cấp dịch vụ SEO: SEO hiện tại là công cụ marketing đắc lực cho những cửa hàng, doanh nghiệp, công ty hay tập đoàn. Yêu cầu của khách hàng là luôn luôn muốn trang web của mình luôn nằm top đầu trong lượt tìm kiếm trên google, với những điều đó nó sẽ giúp tăng doanh số bán hàng, và tăng trưởng lợi nhuận. Vì vậy mà nhu cầu SEO trở nên rất cao.

nghề SEO

5. Nghề làm việc với dữ liệu: Bạn muốn một công việc không đòi hỏi cao về trí não nhiều, công việc của bạn chỉ là lặp đi lặp lại việc gõ từ, thì bạn nên chọn nghề nhập dữ liệu. Nhập dữ liệu thì phổ biến trong rất nhiều nghành nghề, ví dụ đánh máy, xử lý dữ liệu, xử lý văn bản, biên dịch hay dịch thuật, vì vậy công việc này có thể được thực hiện ở nhiều nơi khác nhau.

nghề làm việc với dữ liệu6. Nghề dịch thuật: Với mỗi ngành nghề khá nhau thì công việc dịch thuật cũng trở nên khác nhau. Công việc này đòi hỏi kiến thức, kỹ năng với ngôn ngữ chuyên nghành, ngoài ra phải có ngôn ngữ và ngữ pháp tuyệt vời và mức độ chú ý cao mới đáp ứng được yêu cầu của khách hàng đặt ra. Và công việc của bạn là đánh máy và sắp xếp lại nội dung sao cho phù hợp.

nghề dịch thuật

7. Nghề tiếp thị: Chỉ cần một chiếc điện thoại được kết nối internet để tổ chức một cuộc họp thông qua Skype. Thì bạn có thể làm công việc này từ chính ngôi nhà của bạn. Với nhiều khía cạnh khác nhau, thì khách hàng luôn muốn tìm được một chuyên gia tiếp thị ở một lĩnh vực nào đó. Và việc trao đổi công việc thông qua webcam sẽ tạo cho họ sự thoải mái và tiết kiệm nhiều thời gian.

nghề tiếp thị

 

8. Nghề trợ lý ảo: Nếu bạn đã có kinh nghiệm về làm trợ lý hay quản lý, bạn có thể chọn nghề này. Bạn có thể làm trợ lý cho nhiều khách hàng ngay tại nhà riêng. Và được hỗ trợ qua điện thoại, internet hay mạng xã hội. Công việc này giúp cho doanh nghiệp cắt giảm được nhiều chi phí ngoài ra còn có thể mở rộng được hồ sơ ứng viên. Đa số các công ty sẽ tuyển dụng những ứng viên đã có kinh nghiệm và năng lực, và phần quan trọng không thể thiếu là bạn phải có kỹ năng mềm như tổ chức, khả năng đa tác vụ, cách giao tiếp điện thoại ở nhà riêng của bạn để hỗ trợ tối đa các dịch vụ.

nghề trợ lý ảo

 

9. Nghề biên tập nội dung, biên soạn lỗi: Công việc của bạn là phải có cái nhìn tổng thể về bài viết của bạn, kiểm tra câu từ trôi chảy, cấu trúc rõ ràng, khoa học. Rồi từ đó đưa ra được những giải pháp để khắc phục được khuyết điểm của bài viết. Bạn phải đọc đi đọc lại nhiều lần để đảm bảo bài viết không mắc một sai lầm nào dù chỉ là một sai lầm nhỏ. Bạn cần có một đôi mắt khỏe để nhìn tổng quan và chỉnh sửa những lỗi mắc phải một cách chính xác và nhanh chóng.

nghề biên tập nội dung

10. Nghề thiết kế đồ họa: Đây là một lĩnh vực mới mẻ nhưng nhu cầu thì rất cao. Nó áp dụng trong nhiều lĩnh vực như quảng cáo, truyền thông. Ngoài ra, mà còn áp dụng trong nhiều lĩnh vực như digital marketing, phần mềm, app,… Tùy theo mức độ yêu cầu của khách hàng mà Freelancer có những thu nhập khác nhau.

nghề thiết kế đồ họa

Đây là top 10 nghề Freelancer được yêu thích nhất tại Việt Nam. Và bạn có thể chọn một nghề phù hợp với chuyên môn của bạn. Khi bạn là một Freelancer bạn có thể làm việc tại mọi nơi, mọi thời điểm. Nhưng bạn sẽ không được nhận được những phúc lợi của bản thân, và quan trọng hơn thu nhập bạn sẽ trở nên bấp bênh, không dự đoán được. Vì vậy hay trau dồi kiến thức kinh nghiệm về chuyên môn của mình thật tốt, để có một vị trí và mức thu nhập mà bạn mong muốn. Chúc các bạn thành công!